会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【sét kèo】Ai đã "giết" hệ tại chức?!

【sét kèo】Ai đã "giết" hệ tại chức?

时间:2024-12-28 06:34:06 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:377次

 

Một tiết học của lớp ĐH tại chức giáo dục mầm non ở TPHCM. Ảnh: XUÂN THẢO
Một tiết học của lớp ĐH tại chức giáo dục mầm non ở TPHCM.
Ảnh: Xuân Thảo

Dành cho thí sinh trượt ĐH?giếtsét kèo

GS Phạm Minh Hạc cho biết Luật Giáo dục quy định bằng ĐH chính quy và không chính quy đều bình đẳng như nhau. Giáo dục là “kho tàng bí ẩn”, xã hội hiện nay là xã hội học tập suốt đời, trách nhiệm của ngành giáo dục là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân được quyền học tập nên cần thiết phải giữ lại hệ tại chức. “Nhiều trí giả lớn của thế giới và Việt Nam đều học tập suốt đời” - ông khẳng định.

Tuy nhiên, GS Phạm Minh Hạc cũng cho rằng điều quan trọng là chất lượng đào tạo hệ tại chức có bảo đảm đáp ứng yêu cầu của người tuyển dụng lao động không. Ông ví von: “Trường là nơi cung, thị trường lao động là cầu, nếu cung không đạt yêu cầu thì đương nhiên sẽ bị từ chối”.

Theo ông, hệ tại chức của nước ta không hẳn mang ý nghĩa học tập suốt đời mà chỉ là nơi dành cho những thí sinh thi trượt ĐH. “Tâm lý người Việt mình là ai cũng muốn có một tấm bằng ĐH. Trong khi đó, việc đào tạo thì lỏng lẻo, mất kỷ cương, chỉ tiêu nhiều nhưng chất lượng lại hạn chế” - GS phân tích. 

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, thẳng thắn: Suốt thời gian dài, chất lượng đào tạo tại chức đã không được kiểm soát chặt chẽ. Không ít cán bộ Nhà nước đi học để hợp thức hóa yêu cầu bằng cấp, học viên đi học chủ yếu để lấy cái bằng chứ không phải vì kiến thức.

Buông lỏng quá lâu

Bộ GD-ĐT từng giao quyền cho các trường ĐH được liên kết mở lớp đào tạo tại chức với các trung tâm giáo dục thường xuyên địa phương nên đã dẫn đến tình trạng mở lớp tràn lan. Nhiều lớp mang tính đặc thù nghề nghiệp cao cũng cho phép mở ngoài trường ĐH mà không được giám sát và quản lý chất lượng.

Trước quyết định từ chối cử nhân tại chức của một số địa phương, một lãnh đạo của Bộ GD-ĐT bày tỏ quan điểm rằng nhà tuyển dụng có nhiều cách tuyển, có thể loại bỏ những cử nhân tại chức kém chất lượng nhưng không nên “nói không” với cả một hệ đào tạo. “Trong việc tuyển dụng có rất nhiều bài test để các chuyên gia kiểm tra năng lực ứng viên chứ không phải chỉ có bằng cấp.

Dù là bằng chính quy hay tại chức, nếu không thỏa mãn nhu cầu thì không nên tuyển. Muốn tuyển công chức giỏi, hãy tìm cách nâng cao chất lượng đề thi, công khai, nghiêm túc để chống tiêu cực” - vị này nhìn nhận.

Địa phương lần đầu tiên “nói không” với hệ tại chức là TP Đà Nẵng. Thái độ quyết liệt đó là một cú sốc lớn, cũng là lời cảnh báo đầu tiên gửi đến Bộ GD-ĐT. Đó cũng là hệ quả tất yếu khi trong thời gian quá dài, Bộ GD-ĐT đã buông lỏng hệ đào tạo tại chức.

“Siết chặt” - Chất lượng có bảo đảm?

Sau cú sốc Đà Nẵng, cuối năm 2010, Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều giải pháp để “siết” hệ đào tạo tại chức, mạnh mẽ nhất là “trảm” chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Năm 2012, tổng chỉ tiêu tuyển sinh theo hình thức vừa làm vừa học, liên thông đào tạo văn bằng 2 được xác định không quá 50% tổng chỉ tiêu chính quy của cơ sở đào tạo. Năm 2011, chỉ tiêu này là 60%, năm 2010 khoảng 80%, trong khi từ năm 2009 trở về trước không có giới hạn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng điều này sẽ bảo đảm cho các trường năng lực đào tạo có chất lượng. Trước đây, việc đào tạo tại chức được coi là “siêu lợi nhuận” nên các trường ĐH thi nhau về địa phương mở lớp. Đặc điểm chung của các lớp này là sĩ số không hạn chế, giảng viên được thuê từ nhiều nguồn -  không ít người chưa đạt chuẩn, thiếu kinh nghiệm giảng dạy.

Bộ GD-ĐT cũng tìm cách nâng cao chất lượng đào tạo tại chức qua việc sửa đổi quy chế. Theo đó, các trường mở lớp tại địa phương phải có ít nhất 2 năm đào tạo chính quy ngành này. Các trường tại những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng cao, miền núi được ưu tiên giao chỉ tiêu nhưng không được dùng chỉ tiêu này để liên kết tuyển sinh ở vùng khác.

GS Phạm Minh Hạc khẳng định việc giao chỉ tiêu đào tạo phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực lực của các cơ sở, không phải nơi nào cũng có thể đào tạo tại chức. Bộ GD-ĐT cũng phải nghiêm túc xử lý sai phạm của các cơ sở trong đào tạo hệ tại chức, hiệu trưởng phải có các biện pháp để kiểm soát việc giảng dạy của giảng viên, việc tổ chức dạy học...

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường liên thông đào tạo tại chức với chính quy để sinh viên có thể học chung, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Thêm vào đó, khi triển khai đào tạo tín chỉ, sinh viên tại chức có thể học với hệ chính quy cũng với tín chỉ đó nếu thời gian cho phép. Phương án người học tại chức sẽ cùng tham gia một kỳ thi cuối khóa với sinh viên chính quy để nâng cao chất lượng đào tạo cũng được tính đến nhưng tới nay, việc thực hiện không đơn giản chút nào. 

PGS-TS VÕ VĂN SEN, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH KHXH&NV TPHCM:

Không nên đạp đổ, phá bỏ 

Việc một số địa phương tuyên bố không tuyển dụng cử nhân hệ tại chức, theo tôi là cực đoan, duy ý chí. Hệ đào tạo nào cũng có người giỏi và người dở, vấn đề nằm ở khâu tuyển dụng. Các đơn vị đánh giá năng lực thực tế của người tham gia tuyển dụng, nếu không đạt thì loại, sao lại có thể tuyên bố phủ nhận cả một hệ thống đào tạo của Bộ GD-ĐT? Hệ tại chức bao lâu nay đã đào tạo ra rất nhiều người có vị trí, có đóng góp trong sự phát triển đất nước, tại sao lại tuyên bố từ chối một cách thiếu tính xây dựng và vượt thẩm quyền như vậy? 

Chúng ta đang theo đuổi xu hướng xã hội học tập suốt đời, hệ tại chức là một trong những hình thức giúp những người không có điều kiện học hệ chính quy có thể duy trì việc học, nâng cao trình độ. Điều này cũng góp phần nâng cao dân trí, phát triển đất nước. Do vậy, cần đánh giá đúng thực trạng và có những giải pháp mang tính xây dựng để hệ đào tạo này có chất lượng và hiệu quả, thay vì đạp đổ, phá bỏ nó.

Đứng về phía các cơ sở đào tạo, theo tôi, cần phải nhìn nhận lại nguyên nhân và khắc phục những yếu kém của hệ đào tạo tại chức. Hạn chế của hệ đào tạo này là người học vừa đi học vừa đi làm, hầu hết đã có gia đình nên thời gian tập trung vào việc học không nhiều như hệ chính quy, do vậy chất lượng đào tạo kém hơn. Để hạn chế nhược điểm này, các trường cần chú trọng khâu tuyển chọn, ai không có khả năng theo học thì loại ngay từ đầu. Đồng thời, trong quá trình học, nếu người học không đạt chuẩn đào tạo thì phải chấp nhận rơi rớt. Nếu các trường chú trọng rà soát, kiên quyết giữ vững chuẩn đào tạo, trong đó có chuẩn đầu ra thì hệ đào tạo này sẽ được xã hội chấp nhận.

PGS-TS ĐỖ VĂN DŨNG, PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM:

Thay đổi cách dạy, cách học 

Xã hội không phải chỗ nào cũng cần những người học kiến thức mang tính uyên bác, hàn lâm. Rất nhiều nơi cần những cử nhân, kỹ sư có khả năng thực hành, ứng dụng mà hệ đào tạo tại chức với những người vừa học vừa làm, có kinh nghiệm thực tế, đáp ứng được. 

Do vậy, tôi rất trăn trở với việc một số nơi từ chối nhận tuyển dụng ứng viên có bằng tại chức. Có thể do thời gian gần đây, nhiều cơ sở đào tạo tại các tỉnh mở hệ tại chức tràn lan, không chú trọng chất lượng mà chủ yếu để thu tiền, bán bằng cấp nhưng đó là hiện tượng cá biệt. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM mỗi năm đào tạo khoảng 7.000 sinh viên hệ tại chức, chiếm 1/3 số lượng đào tạo, đã cung cấp nguồn nhân lực lớn cho các địa phương, doanh nghiệp và đa số họ làm được việc.

Dù chấp nhận hệ tại chức không thể bằng hệ chính quy nhưng các trường phải xác định không nên để chất lượng quá kém và cần chấn chỉnh quy trình đào tạo. Thực tế, nhiều giảng viên nghĩ rằng học viên vừa học vừa làm, không có thời gian học tập nhiều nên ra đề dễ, không nỡ đánh rớt… Do vậy, đầu tiên phải thay đổi quan điểm của người thầy. Nếu thầy buộc người học phải đạt đủ điều kiện mới được thi, được tốt nghiệp thì ý thức học tập của người học sẽ khác. Ngoài ra, cần thay đổi cách dạy và học. Người thầy dạy cách tự học là chính, gợi mở cho người học cách tìm và xử lý kiến thức, tạo điều kiện để họ tiếp cận được với nguồn tài liệu. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật thi, không dễ dãi trong việc cho điểm.

Người học cũng cần bỏ quan điểm học tại chức vì bằng cấp. Học là để có kiến thức sinh tồn, để làm công việc tốt hơn, từ đó có chỗ đứng vững vàng hơn trong xã hội…

Theo Người Lao động

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Từ tháng 7/2020, đường sắt chạy thêm nhiều tàu du lịch
  • 16 dự án nhà ở đã được ‘gỡ vướng’, Nha Trang thu hồi gần 500ha đất
  • Thiết kế xanh trong nhà phố, không gian tăng cường kết nối các thành viên
  • Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
  • Ngân hàng cảnh báo thanh toán online trong dịp Tết
  • Tiền tỷ chôn trong đất hoang, huyên Mê Linh đề xuất thu hồi loạt dự án 
  • Cơ hội mua căn hộ tiện nghi ở Bắc Giang với số vốn gần 300 triệu đồng
  • 3 lý do khiến khu Đông Hà Nội được lòng cư dân đa quốc tịch  
推荐内容
  • Tháng cuối cùng của năm, ngân hàng nào đang sở hữu mức lãi suất cao nhất
  • Đất nền Đà Nẵng tụt đỉnh quay đầu giảm giá mạnh
  • Rắn xuất hiện ở phòng resort 60 triệu đồng/đêm dừng dự án BT của nhiều ông lớn
  • Loạt chính sách hấp dẫn hút cư dân đến Vinhomes Ocean Park 2
  • VinGroup tài trợ 5 triệu đô la Singapore cấp học bổng cho thạc sĩ, tiến sĩ người Việt
  • Ngăn chặn mọi giao dịch nhà đất của đại gia Nguyễn Cao Trí