会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bournemouth vs chelsea】Tìm hướng đi bền vững cho làng nghề hầm than!

【bournemouth vs chelsea】Tìm hướng đi bền vững cho làng nghề hầm than

时间:2025-01-11 09:14:09 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:161次

Trước vấn nạn về môi trường tại 2 làng nghề hầm than củi ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy,ướngđibềnvữngcholngnghềhầbournemouth vs chelsea mới đây UBND tỉnh đã có buổi họp để tìm giải pháp tháo gỡ.

Để tiếp tục sống còn với nghề hầm than củi, hộ làm than phải ứng dụng công nghệ mới giảm khí thải ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường

Những cái lò hầm than củi đã trở thành cơ sở mưu sinh và giúp nhiều người dân ở xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy và xã Phú Tân, huyện Châu Thành, có cuộc sống ổn định. Bà Châu Thị Điều, ở ấp Đông An 2A, xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, cho biết: “Con cái tôi lớn lên, học hành đàng hoàng cũng từ những đồng tiền kiếm được từ nghề hầm than. Mỗi lần hầm than là cả chục người trong gia đình đều tập trung làm, tiền lời kiếm được cũng từ 10-20 triệu đồng/mẻ than/2 tháng”.

Cũng như bà Điều, hàng trăm hộ dân làm nghề hầm than nơi đây có cuộc sống tương đối ổn định, phần lớn đều trang trải được chi phí trong gia đình. Ngoài đảm bảo cuộc sống, nghề hầm than còn tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ và nhiều địa phương khác bằng cách làm công cho lò hay bán củi. Chính vì vậy, lò hầm than củi dù ô nhiễm nhưng vẫn ngày một sinh sôi, có dấu hiệu gia tăng và xâm nhập vào sâu nội kinh thay vì ven sông lớn như trước.

Bà Lê Thị Kim Diệu, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, nhận định: 2 làng nghề này hình thành từ rất lâu đời, tuy nhiên các lò than đều không có hệ thống xử lý khói, bụi nên ảnh hưởng môi trường xung quanh. Tình hình này đã gây ảnh hưởng đến năng suất vùng cây ăn trái gần đó nên nhận rất nhiều phản ánh từ người dân. Tuy nhiên, nghề hầm than chính là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân nơi đây nên không để dẹp bỏ. Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có nhiều động thái để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn này.

Theo đó, năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã thực hiện nguyên cứu thí điểm mô hình xử lý khí thải lò hầm than củi tại một hộ dân ở xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy, với chi phí đầu tư khoảng 90,5 triệu đồng. Hệ thống xử lý chất thải đã mang đến hiệu quả tích cực, khí thải sau khi được xử lý đã đạt quy chuẩn môi trường. Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã có định hướng nhân rộng mô hình nhưng vì không có kinh phí và người dân cũng không đủ tiền để tự đầu tư. Cho nên đến nay, mô hình chỉ dừng lại ở một hộ thí điểm. Ông Chung Văn Mao, hộ thực hiện thí điểm mô hình, chia sẻ: “Tôi xài hệ thống lọc đến nay cũng hơn 5 năm vẫn còn hoạt động được. Tuy nhiên, do chi phí vận hành khá tốn kém nên tôi cũng tạm dừng sử dụng”.

Kế đó, vào năm 2014, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Bảy cũng thực hiện một mô hình với chi phí đầu tư 85,5 triệu đồng. Mô hình cũng khá hiệu quả, khí thải ra đạt quy chuẩn môi trường nhưng tuổi thọ kém, đã hư hỏng. Còn Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Châu Thành cũng đang nỗ lực gỡ khó bằng cách phối hợp với các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ thí điểm mô hình xử lý chất thải lò than củi với chi phí đầu tư khoảng 35 triệu đồng. Bà Lê Thị Thùy Như, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, cho biết: Dự kiến đến cuối năm, sẽ vận hành mô hình tại 2 ấp tập trung đông hộ dân làm nghề than củi của xã Phú Tân. Nếu hiệu quả sẽ kiến nghị tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí để nhân rộng. Tuy nhiên, mô hình này có giá đầu tư thấp nên dự báo hiệu quả không cao.

Rõ ràng, mọi cố gắng của ngành chức năng để có nhiều mô hình được triển khai. Tuy nhiên, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào xử lý lò hầm than vẫn chưa được mở rộng. Nguyên nhân đã được ngành chức năng nhận định là do người dân ngại chi phí đầu tư lớn nên không lắp đặt. Ngoài ra, các mô hình khi đưa vào vận hành một phần đã làm giảm chất lượng sản phẩm than củi của lò nên mọi cố gắng đều không có hiệu quả như mong đợi.

Bà Trịnh Thị Ngọc Diễm, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ngã Bảy, chia sẻ: “Bài học kinh nghiệm khi chúng tôi lắp đặt thiết bị hút khí thải từ lò than củi là nếu để gần cửa lò thì kết quả than ra lò bị bọp trong ruột. Còn nếu lắp đặt thiết bị xa cửa lò thì không đảm bảo thu được hết khí thải, rò rỉ ra môi trường mà không bị xử lý. Đây cũng là hạn chế khiến nhiều người dân cũng không mạnh dạn lắp đặt thiết bị giảm thiểu khí thải cho lò đốt than của họ. Vì vậy, giải pháp tốt là khi ứng dụng mô hình, chúng tôi đặt thiết bị cách xa miệng lò một khoảng cách đủ để không ảnh hưởng năng suất than”.

Xây dựng đề án hỗ trợ

Trước tình hình này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên đã có chỉ đạo các ngành có liên quan và huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy tìm giải pháp tháo gỡ. Bằng mọi cách phải thuyết phục người dân đưa các thiết bị công nghệ để xử lý chất thải. Tất cả phải trên tinh thần hỗ trợ người dân an sinh lạc nghiệp, đảm bảo được cuộc sống bởi đây là nghề truyền thống lâu đời.

Bà Lê Thị Kim Diệu, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, đề xuất giải pháp: “Bà con vẫn làm nghề thì tỉnh vẫn hỗ trợ. Tuy nhiên, ngành chức năng cùng địa phương phải cùng nhau phối hợp tốt, có chế tài đối với hộ không chịu lắp đặt hệ thống xử lý chất thải. Đơn vị sẽ cùng ngành chức năng xây dựng đề án hỗ trợ bà con với mức chi phí dự kiến khoảng 70%, còn lại hộ dân phải đối ứng”.

Thị xã Ngã Bảy cũng đã có định hướng sẽ dạy nghề phân loại đối tượng, độ tuổi cho các hộ dân. Theo đó, nữ sẽ được học đan đát, trồng rau, trồng nấm linh chi, nấm bào ngư hay hoa kiểng và nuôi ếch. Còn nam thanh niên thì được định hướng học nghề sửa điện thoại di động, sửa xe honda. UBND thị xã đã chỉ đạo Phòng Kinh tế hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến thương mại cho các đối tượng này để sau khi được học nghề, chăn nuôi có hiệu quả.

Ông Lê Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hậu Giang, thông tin: “Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Sở sẽ là đơn vị nghiên cứu, đánh giá lại hiệu quả của các mô hình đã thử nghiệm trong và ngoài tỉnh để chọn ra thiết bị tối ưu nhất. Sau đó trình UBND tỉnh có hướng hỗ trợ kinh phí cũng như lựa chọn mô hình lắp đặt cho hộ làm nghề hầm than. Với cách làm này sẽ đảm bảo bà con duy trì được nghề truyền thống mà vẫn giữ môi trường ít bị ảnh hưởng bởi khí thải độc hại”.

Thật sự làng nghề hầm than củi của tỉnh không thể xóa bỏ, vậy nên để sống chung với nghề thì người dân phải thực sự hợp tác, cùng quan tâm đến vấn đề môi trường. Có như vậy thì nghề hầm than củi mới phát triển bền vững hơn.

Theo thống kê của ngành chức năng và các địa phương, hiện nay toàn tỉnh có gần 1.000 lò hầm than củi với trên 410 hộ dân hành nghề. Trong đó, huyện Châu Thành có khoảng 600 lò. Qua điều tra, có khoảng 90% hộ dân vẫn còn muốn tiếp tục hoạt động lò hầm than củi, số còn lại mong muốn chuyển đổi nghề do phải thuê lò hoạt động, không có đất sản xuất và thiếu vốn.

 

Bài, ảnh: TRÚC LINH

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Vượt khó “dệt lưới an sinh”
  • 'Dì ghẻ' khai đổ nước sôi lên người để dạy dỗ bé trai 6 tuổi ở TP.HCM
  • Nam thanh niên không có giấy phép lái xe, 'làm xiếc' trên đường
  • Trương Mỹ Lan xin được hưởng khoan hồng
  • Samsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thư
  • Khởi tố Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long
  • Giải cứu 58 nữ nhân viên tại tổ hợp karaoke, massage G7 ở Thanh Hóa
  • Trưởng phòng giao dịch ngân hàng ở Tiền Giang gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy
推荐内容
  • Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
  • Cảnh sát giao thông có được giữ căn cước công dân của người vi phạm?
  • Chậm nộp phạt nguội có phải nộp lãi không?
  • Xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan lãnh án chung thân
  • Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
  • Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ đánh ghen, lột đồ người khác giữa phố