【đội hình hokkaido consadole sapporo gặp kawasaki frontale】Thảo luận về kinh tế
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và 7 Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,ảoluậnvềkinhtếđội hình hokkaido consadole sapporo gặp kawasaki frontale Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã tham gia phát biểu, giải trình thêm một số vấn đề liên quan.
Phát biểu kết luận chung về nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá nội dung thảo luận bao quát toàn diện, đi sâu vào những vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm, không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm.
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đều thống nhất với nhiều nội dung trong các báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội.
Các ý kiến cơ bản thống nhất với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2020 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021.
Các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn, thậm chí còn nặng nề hơn cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, do đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu làm cho kinh tế toàn cầu suy thoái. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Với một nền kinh tế hội nhập sâu và có độ mở lớn, chúng ta đã bị ảnh hưởng rất nặng nề, cùng với những thiệt hại do thiên tai, bão, lũ trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự lãnh đạo của Đảng, cụ thể hóa kịp thời, linh hoạt của Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, khẩn trương của Chính phủ, sự quyết tâm, đoàn kết, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Đến nay, chúng ta đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, từng bước phục hồi hoạt động kinh tế - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, hoạt động đối ngoại đạt kết quả tích cực tạo đà thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội các năm tiếp theo.
“Đây là kết quả tích cực, rất ấn tượng trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu đang bị suy giảm sâu. Khẳng định uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước”, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các đại biểu cơ bản tán thành về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021 là năm đầu tiên để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 nên có ý nghĩa rất quan trọng.
Thống nhất với đánh giá của Chính phủ về bối cảnh, những thách thức, khó khăn trong năm 2021, có ý kiến cho rằng, trong khi chưa có vaccine, dịch bệnh chưa được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, cần đánh giá thận trọng hơn diễn biến, tác động của đại dịch.
Chính phủ cần có các kịch bản để ứng phó và cho rằng để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6% đòi hỏi cần nỗ lực phấn đấu rất cao. Đề nghị Chính phủ tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công theo hướng an toàn, bền vững, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quan tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, nhất là công trình trọng điểm quốc gia, giải quyết nợ xấu, nạn tín dụng đen, các dự án chậm tiến độ, các dự án thua lỗ, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực giáo dục, y tế, lao động và việc làm.
Chú ý bố trí đủ nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19. Có giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập, chống biến đổi khí hậu, bố trí lại dân cư vùng thường bị thiên tai, bão lũ và tạo sinh kế cho người dân thiệt hại trong bão lũ, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển.
Về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn về kinh tế được đảm bảo, tạo môi trường, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Các mục tiêu thu, chi cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nợ công chuyển dịch tích cực; các chỉ tiêu về lao động, việc làm được đảm bảo, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân có bước cải thiện, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin, truyền thông đều có những tiến bộ…
Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ đã thực hiện có kết quả nhiệm vụ, cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt làm tốt 5 mục tiêu quan trọng liên quan đến quy mô nợ công, nợ Chính phủ, dư nợ thị trường trái phiếu…
Các đại biểu đề nghị Chính phủ lưu ý một số vấn đề như chất lượng cơ cấu lại nền kinh tế chưa thật vững chắc; công tác quy hoạch thực hiện quy hoạch chưa tốt; việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cũng còn một số hạn chế nhất định; tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, nhất là đối với các dự án trọng điểm; kỷ luật, kỷ cương về tài chính, quản lý tài sản công, tài chính, công ty còn chưa nghiêm, thất thoát và lãng phí…
Các đại biểu cũng chia sẻ những mất mát, khó khăn của đồng bào miền Trung và đề nghị cần tích cực hỗ trợ, giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả và phòng, chống thiên tai.
Về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục, đó là củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn còn hạn chế. Việc phân bổ, giao kế hoạch vốn còn chậm, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhất là ở vùng miền núi còn nhiều hạn chế. Kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo chưa đồng đều giữa các vùng, miền...
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, nhiều ý kiến đồng tình có 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2025, gồm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững. Song, cần rà soát, lồng ghép, tránh chồng chéo, phân tán, thiếu tập trung, hiệu quả không cao và trình Quốc hội để xem xét quyết định cùng với kế hoạch tài chính quốc gia và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025./.
Theo Chinhphu.vn
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Chuyện những người "gác cửa" ngày đêm căng mình chặn dịch
- ·Ðột phá năm bản lề
- ·Tân Tiến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Người cựu chiến binh hết lòng với công tác hội
- ·Lộc Ninh phát huy sức mạnh bảo vệ biên giới quốc gia
- ·Bù Gia Mập chuẩn bị tốt ứng phó dịch nCoV
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Kỳ vọng từ nghị quyết chuyên đề
- ·Siêu máy tính dự đoán Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Giáo dân ấp Thủ Chánh sống “tốt đời, đẹp đạo”
- ·Trường cũ trong tim
- ·Đẩy mạnh truyền thông về tình hình dịch Covid
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Hơn 100 nữ công nhân khu công nghiệp được tập huấn tiền sản
- ·Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN về Ứng phó chung của ASEAN trước Covid
- ·Tiên phong về đích xã nông thôn mới nâng cao
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Cựu chiến binh xây dựng nguồn quỹ 7,354 tỷ đồng