【tỷ số trận atletico】EVFTA đang tạo nhiều lợi thế cạnh tranh cho thuỷ sản Việt
Xuất khẩu tôm sang EU tận hưởng lợi thế từ EVFTA | |
EU ban hành ngưỡng dư lượng thủy ngân mới trong thủy sản và muối |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
EU là 1 trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Đối với EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm.
Phát biểu tại “Hội nghị giao thương trực tuyến thủy sản Việt Nam – EU 2022” chiều 25/4, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: ngày 1/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU nhờ hàng loạt cam kết ưu đãi thuế quan.
Theo EVFTA, có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%. Số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm, góp phần cho thủy sản Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cùng ngành ở các nước khác
Sau chiến dịch tiêm phòng Covid-19 và gói kích thích kinh tế từ đầu năm 2021, nhu cầu thủy sản tại thị trường EU đã hồi phục rõ rệt. 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng với thị trường EU, sau 2 năm liên tiếp xuất khẩu giảm sút, 2 tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu cá tra sang EU đã đạt gần 28 triệu USD, tăng gần 76% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu tôm sang EU đạt 159 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu sang 3 thị trường đơn lẻ chính trong EU là Hà Lan, Đức, Bỉ tăng lần lượt 77%, 59% và 82% so với cùng kỳ năm trước.
“Nhu cầu tiêu thụ tôm tại châu Âu thường tăng vào mùa hè và đầu mùa thu. Các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt hơn các cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu vào EU”, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại nói.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Nauy, Latvia) chia sẻ, EU có những yêu cầu bắt buộc liên quan tới mặt hàng thuỷ sản khi xuất khẩu vào thị trường này.
Đó là quốc gia và cơ sở chế biến phải được công nhận; tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; tuân thủ các yêu cầu về ghi nhãn; thuỷ sản phải có nguồn gốc hợp pháp... Đối với sản phẩm cá tra, một số quy định cần lưu ý là: kiểm soát hàm lượng clorat trong thực phẩm; kiểm soát oxit các bon; tỷ lệ nước.
“Hiệp định EVFTA có hiệu lực đang tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam về thuế nhập khẩu đối với các đối thủ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập và mở rộng thị trường khu vực này. So sánh với các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU thấy rõ rệt điều này, điển hình nhất là với mặt hàng tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh”, bà Hoàng Thuý nói.
Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển đặc biệt chỉ rõ có 4 thách thức lớn với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu. Đó là: thị trường nhỏ và khó tính; đứt gãy chuỗi cung-cầu do ảnh hưởng dịch Covid-19; “thẻ vàng” về chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và chưa tận dụng hết cơ hội do EVFTA mang lại.
Vị này khuyến cáo để có thể chinh phục thị trường Bắc Âu nói riêng, EU nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ quy định bắt buộc của thị trường; đáp ứng các yêu cầu bổ sung; dán nhãn với các thông tin chính xác; xây dựng thương hiệu, kể chuyện về sản phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng...
Năm 2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU đạt trên 1 tỷ USD (tăng 12%); trong đó, xuất khẩu sang hầu hết các nước thành viên EU đều tăng. 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU gồm: Hà Lan, Đức, Bỉ, Italia và Pháp (tổng cộng chiếm 72%). Xuất khẩu tất cả các sản phẩm chính sang EU đều tăng trưởng dương (trừ cá tra). Đáng lưu ý, trong năm qua, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sang thị trường EU tăng mạnh 37%, đạt 87 triệu USD, chủ yếu do xuất khẩu sản phẩm nghêu tăng 42% với 78 triệu USD. Nghêu trở thành loài thủy sản có trị giá xuất khẩu lớn thứ 4 sang thị trường EU. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Việt Nam pursues multilateralism and consensus as member of UN Security Council: Foreign minister
- ·Gov’t urged to stay alert in management
- ·Minister of Construction took the podium
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Seminar discusses ASEAN
- ·Deputy PM addresses issues of public concern
- ·Top legislator hosts Cuban Supreme Procuracy leader
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·National Assembly adopts resolution on NA’s supervision programme in 2020
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·Congratulations to Indonesian leaders on re
- ·VN, France cooperate in e
- ·Prime Minister, foreign minister hold talks with visiting Timor
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Congratulations to Indonesian leaders on re
- ·Lawmakers debate funding regulations for public works
- ·Việt Nam optimistic about UN Security Council election
- ·Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- ·PM hopes Vietnam Airlines will become a five