【bản tỉ số】Thông qua Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế
Tham mưu phát hành trái phiếu Chính phủ,ôngquaNghịquyếtvềchínhsáchtàikhoátiềntệhỗtrợphụchồikinhtếbản tỉ số huy động vốn cho chương trình phục hồi kinh tế | |
Trình Quốc hội gói chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế 347 nghìn tỷ đồng |
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: quochoi.vn |
Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022
Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.
Cụ thể, về chính sách miễn, giảm thuế: giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%).
Việc giảm thuế suất này trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đồng thời, cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.
Về chính sách đầu tư phát triển: tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỷ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, bao gồm: y tế (tối đa 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp vùng, …).
An sinh xã hội, lao động, việc làm (cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 5 nghìn tỷ đồng; đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở trợ giúp xã hội, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm tối đa 3,15 nghìn tỷ đồng).
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (hỗ trợ lãi suất (2%/năm) tối đa 40 nghìn tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi...; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (tối đa 113,55 nghìn tỷ đồng)…
Về chính sách tài khóa khác, Nghị quyết nêu rõ: hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm (sử dụng khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021).
Tăng hạn mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu phát hành trong nước cho Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa 38,4 nghìn tỷ đồng để cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Về chính sách tiền tệ: nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên…
Tăng bội chi ngân sách tối đa 240 nghìn tỷ đồng
Ở nội dung phương án huy động nguồn lực, theo Nghị quyết, để có nguồn lực thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình, cho phép tăng bội chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022 và 2023 bình quân 1-1,2% GDP/năm (tối đa 240 nghìn tỷ đồng).
Trong đó, năm 2022 tăng khoảng 1,1% GDP (tối đa 102,8 nghìn tỷ đồng) so với dự toán đã được Quốc hội quyết định. Năm 2023, Chính phủ tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chung cho cả phần tăng thêm của Chương trình và của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định.
Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp khác để khai thác các nguồn lực thông qua: sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực trong các kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; tiết kiệm, tiết giảm tối đa các khoản chi, điều chỉnh linh hoạt giữa các nhiệm vụ, khoản mục chi trong phạm vi thẩm quyền.
Sử dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, công cụ phù hợp để huy động thêm nguồn lực thực hiện Chương trình; đẩy nhanh việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn từ tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội,...
Liên quan đến áp dụng một số cơ chế đặc thù, Nghị quyết nêu rõ: cho phép Thủ tướng Chính phủ và người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông và y tế thuộc Chương trình.
Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân cấp, phân quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý và có văn bản đề xuất làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn (trừ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025) trên cơ sở đã sử dụng tối đa năng lực của Bộ Giao thông vận tải.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2022 đến ngày 31/12/2023. Riêng đối với chính sách tài khóa quy định tại các điểm 1.2 và 1.3 khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết được áp dụng cho năm ngân sách 2022 và 2023.
(责任编辑:World Cup)
- ·Buồn lòng người mẹ trẻ có con bị bệnh hiếm gặp
- ·Gần 59 nghìn lượt khách quốc tế du lịch Hà Nội dịp Quốc khánh 2/9
- ·Hoa hậu Ngọc Khánh tái xuất tươi trẻ ở tuổi 47
- ·Gần 600 vận động viên tranh tài Hội thi dân vũ “Phụ nữ Thủ đô khỏe
- ·Đừng dại cầm hộ Iphone cho người lạ!
- ·Ngày 12/9: Giá xăng dầu trong nước chiều nay dự báo tiếp tục giảm mạnh lần thứ 4 liên tiếp?
- ·Ngày 27/8: Giá cao su tăng, hồ tiêu và cà phê đồng loạt đi ngang
- ·Nhà thờ Đức Bà đón khách trở lại vào tháng 12/2024
- ·Để chung nỗi nhớ…
- ·Xuân Lan muốn tôn vinh những người mẫu chuyên nghiệp
- ·“Những kỷ niệm làm báo VietNamNet”
- ·Nhiều yếu tố giảm sức ép lên mặt bằng giá
- ·Ngày 18/8: Giá cà phê tăng 3 ngày liên tiếp, giá tiêu quay đầu tăng mạnh trở lại
- ·Vì sao Quảng Ngãi từ chối thẳng thừng đề nghị hỗ trợ 9,1 tỷ đồng làm phim?
- ·Sáng giận dỗi người yêu, tối ở nhà người đàn ông khác
- ·Những ký ức hào hùng đi cùng năm tháng
- ·Hà Nội: tuyên truyền thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ định kiến giới đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Chúng ta của 8 năm sau: Chuyện chàng 1m8 nàng 3m bẻ đôi sao cuốn hút đến thế
- ·Thủ tướng chỉ đạo biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động
- ·Nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho du khách tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024