会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lazio vs inter】Rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế, văn bản!

【lazio vs inter】Rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế, văn bản

时间:2024-12-23 19:37:03 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:349次

Rút ngắn quy trình,útngắnquytrìnhthủtụcxâydựngthểchếvănbảlazio vs inter thủ tục xây dựng thể chế, văn bản

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

Đây là 1 trong 6 nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra cuối tuần qua.

Phiên họp tập trung thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 8 và những tháng cuối năm 2023 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Tập trung cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, về công tác chỉ đạo - điều hành trong tháng 7, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật. Chính phủ tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; ban hành các nghị quyết về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững; sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương…

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các ý kiến tại phiên họp. Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức từ cả bên ngoài và bên trong nhưng vẫn đạt được mục tiêu tổng quát. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; đối ngoại và hội nhập quốc tếđược đẩy mạnh.

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của kết quả đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém, chỉ ra một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh cần thực hiện nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, điều hành; nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, có phản ứng nhanh, kịp thời theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, nâng cao tính chủ động, kịp thời. Đề cao tinh thần nỗ lực, tự lực, tự cường; đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả
Trong tháng 8 và những tháng cuối năm, dự báo tình hình sẽ khó khăn hơn, trong đó tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục bám sát thực tiễn, tăng cường phân tích, dự báo tình hình để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, dứt khoát không để bị động, bất ngờ. Chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, có giải pháp đúng và trúng.

Thủ tướng yêu cầu đặc biệt lưu ý 6 nội dung bao gồm bảo đảm cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỉ giá; ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả (tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ..., tăng hạn mức tín dụng…). Đồng thời thực hiện chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát (tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, đẩy nhanh hoàn thuế, đẩy mạnh đầu tư công...); bảo đảm an ninh tiền tệ, tài chính quốc gia, theo dõi sát tình hình bên trong và bên ngoài để có đối sách phù hợp kịp thời; rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và văn bản.

Để phục vụ 2 sự kiện rất quan trọng vào cuối năm là Hội nghị Trung ương và kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương tổng hợp, phân loại, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý. Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân trong bối cảnh lạm phát giảm dần; đồng thời, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn.

Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu phát huy vai trò của 2 tổ công tác, gồm Tổ công tác xây dựng báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024 do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó; Tổ công tác rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Tổ phó.