【bxh bd nu mexico】Thu hút vốn FDI: Cần đổi mới cách thức chọn lọc dự án đầu tư
Chất lượng FDI ngày càng được chú trọng
Theo nhận định của các chuyên gia, FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp đáng kể cho kinh tế Việt Nam. Khu vực doanh nghiệp (DN) FDI tiếp tục đóng góp lớn vào thành tựu xuất khẩu (XK), khi chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch XK của Việt Nam trong năm 2018 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018 hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thu hút FDI giai đoạn tới phải có trọng tâm, trọng điểm; phải có bộ lọc chứ không hô hào thu hút theo chiều rộng mà không quan tâm đến chất lượng đầu tư. Đồng thời, cũng sẽ có một số điều chỉnh về định hướng thu hút FDI theo ngành, lĩnh vực, địa phương, vùng, thị trường và đối tác.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017. Đặc biệt, vốn giải ngân năm nay của các dự án FDI đã đạt đỉnh mới, giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017, mặc dù vốn đăng ký giảm. Tính đến nay, có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 62,5 tỷ USD; tiếp theo là Nhật Bản và Singapore. Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45 tỷ USD; tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương…Theo ông Nguyễn Việt Phong – Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư (Tổng cục Thống kê), năm 2018, Việt Nam đã ưu tiên thu hút dự án FDI trong những ngành công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường, không thu hút FDI bằng mọi giá như trước đây. Do vậy vốn đăng ký giảm, tuy nhiên chất lượng vốn có tăng lên.
Thực tế, thu hút FDI năm 2018 đang thiên về chất lượng, thể hiện ở việc đảm bảo định hướng thu hút nhiều vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; chú trọng các dự án công nghệ cao, công nghệ thông minh và không tác động xấu tới môi trường. Cụ thể, hiện các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất; tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước.
Năm 2018 đã có nhiều dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam như: Dự án thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Đông Anh Hà Nội, tổng vốn 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư. Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng, với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,201 tỷ USD, do Hyosung Corporation (Hàn Quốc) đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu…
Tiếp cận nền công nghệ thế giới
Mặc dù đạt kết quả ấn tượng nhưng theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, tính lan tỏa của khu vực FDI chưa cao; đã tiếp cận được với nền công nghệ cao và hiện đại nhưng việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI với khu vực trong nước chưa được như kỳ vọng. Đặc biệt, trong khu vực FDI hoạt động vẫn còn hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, công nghệ lạc hậu và một số doanh nghiệp vẫn để còn hiện tượng ô nhiễm môi trường…
Theo các chuyên gia, xu hướng thu hút vốn FDI của Việt Nam trong thời gian tới sẽ chuyển sang thu hút FDI thế hệ mới có chất lượng và hiệu quả cao hơn; thu hút đầu tư có chọn lọc, những dự án công nghệ cao của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, không chỉ thu hút vốn mà còn hợp tác về quản lý, tăng cường mua lại, sáp nhập, hợp tác bảo vệ môi trường, hợp tác về lao động, đảm bảo công bằng xã hội…
Để đạt mục tiêu này, ông Nguyễn Việt Phong nhấn mạnh: “Chính phủ cần khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển dịch dòng vốn quốc tế, các hình thức đầu tư mới để tạo dựng tối đa lợi thế của Việt Nam; chủ động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới, từ các nước nắm giữ công nghệ nguồn, có năng lực quản trị hiện đại, năng lực cạnh tranh cao để đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có chiến lược và giải pháp khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ DN trong nước liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với DN FDI, đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ để DN Việt Nam tham gia vào chuỗi liên kết của DN FDI, ngăn ngừa việc chuyển dịch các dòng vốn gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu vào Việt Nam”.
Nam Khánh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Doanh nghiệp cần lường trước tình huống Trung Quốc không thể nhận hàng để chuyển hướng xuất khẩu hợp
- ·G20 ủng hộ giảm thời gian phát triển vaccine trong trường hợp khẩn cấp
- ·Liên bang Nga long trọng kỷ niệm 104 năm Cách mạng Tháng Mười
- ·Trang trí nhà cửa hợp phong thủy đón Tết 2018 (phần 2)
- ·Thủ tướng: Không để tình trạng tháng Giêng là tháng ăn chơi
- ·Những mẹo phong thủy phòng ngủ hợp với chuyện sinh con.
- ·Gợi ý thiết kế những góc thư giãn đẹp bình yên cho ngôi nhà nhỏ
- ·Khách hàng chen chân mua nhà dự án Dragon Village
- ·Bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường
- ·Đằng sau những vụ thưởng Tết chấn động giới địa ốc
- ·Xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn tiếp tục tăng mạnh
- ·Kinh tế Mỹ năm 2021 tăng trưởng mạnh nhất trong gần 40 năm
- ·Gò Gai Central Park: Ngàn quà tặng chào Giáng sinh
- ·Sống tinh tế ở biệt thự Park Riverside Premium
- ·Một số đối tượng tuyên truyền, kích động biểu tình, chống phá Luật An ninh mạng
- ·Sống sang với ‘thiên đường’ tiện ích ở Mỹ Đình Plaza 2
- ·Thế giới chưa rút ra được bài học từ đại dịch COVID
- ·Cách lựa chọn cây cảnh bài trí phòng khách để sinh tài lộc
- ·UBTV Quốc hội đồng thuận việc cho thôi đại biểu Quốc hội với ông Đinh La Thăng
- ·Cơ hội cuối nhận ưu đãi khủng từ căn hộ Golden Field