【danh sách ghi bàn ngoại hạng anh 2023】Đề nghị giảm thuế nhập khẩu MFN một số hạt giống cây trồng về 0%
Tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ về vấn đề này.
Theo quy định của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành, Nhóm 12.07 bao gồm quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh (bao gồm hạt cọ, hạt bông, hạt thầu dầu, hạt vừng, hạt mù tạt, hạt rum, hạt dưa…), trong đó, chỉ có một số loại hạt được chi tiết dòng riêng dùng để làm giống có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 5% (mặt hàng hạt cọ và hạt bông), còn tất cả các loại khác có thuế suất thuế nhập khẩu MFN là 10%.
Với quy định này, do không được chi tiết thành dòng thuế riêng nên các mặt hàng như hạt dưa hấu, dưa chuột, hạt bí… dùng để gieo trồng đang có mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 10%. Trong khi đó, các mặt hàng hạt, quả và mầm, dùng để gieo trồng thuộc nhóm 12.09 có mức thuế nhập khẩu MFN là 0%.
Bộ Tài chính cho rằng, quy định này là chưa phù hợp với chủ trương thúc đẩy ngành nông nghiệp hiện nay và trên thực tế đã bộc lộ bất cập là cùng để làm giống nhưng hạt giống rau, dưa, bí trong sản xuất nông nghiệp đang chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 10%.
Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 0% đối với các mặt hàng hạt giống dùng để gieo trồng thuộc nhóm 12.07 và tách nhóm mặt hàng quả và hạt có dầu khác thuộc nhóm 12.07 dùng để gieo trồng vào Chương 98 với mức thuế suất thuế nhập khẩu 0% nhằm thống nhất chung mức thuế suất đối với các mặt hàng hạt, quả và mầm, dùng để gieo trồng thuộc nhóm 12.09 đang có thuế suất 0%.
Đối với các loại hạt, rau để làm giống thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của Luật Trồng trọt năm 2018 và Nghị định số 94/2019/NĐ-CP, thì xuất và nhập khẩu giống cây trồng là hoạt động bắt buộc phải được cấp phép.
Do đó, trường hợp chi tiết riêng mặt hàng để làm giống theo đề xuất nêu trên thì khi doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành nên cơ quan hải quan có thể căn cứ vào giấy phép để phân loại và tính thuế. Nội dung này được thể hiện tại Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ứng phó với bão số 2 Sinlaku: Vận hành an toàn các hồ thủy điện, bảo đảm lương thực, thực phẩm
- ·Việt Nam, Lao armies to tie up
- ·Việt Nam, Lao armies to tie up
- ·State Counsellor wraps up Việt Nam visit
- ·Hà Nội: Người dân xếp 'lốt' chờ mua kit test nhanh Covid
- ·Iranian Parliament Speaker to visit Việt Nam
- ·Việt Nam expresses concern about situation in Syria
- ·Trees planted at national trig point in Cà Mau
- ·Vi phạm trong lĩnh vực đặt cược và trò chơi có thưởng bị phạt tối đa 200 triệu đồng
- ·Streamlined building procedures: PM
- ·Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh sau dịch Covid
- ·NA Chairwoman welcomes Iranian Parliament Speaker’s visit
- ·Remains of US servicemen repatriated
- ·Trees planted at national trig point in Cà Mau
- ·MB ủng hộ 5 tỷ đồng cho Bệnh viện điều trị người bệnh COVID
- ·Streamlined building procedures: PM
- ·Condolences sent to Algeria over military plane crash
- ·Cooperation is key to sub
- ·Hàng nghìn sản phẩm của Con Cưng bị thu giữ: Chuyên gia pháp lý đặt nghi vấn
- ·PM: Việt Nam treasures strategic partnership with Japan