【bdkq u19】Tìm đầu ra cho tôm càng xanh
(CMO) Đã qua diện tích và sản lượng tôm càng xanh trên các cánh đồng lúa - tôm ở huyện Thới Bình không ngừng tăng theo thời gian. Năm sau diện tích nuôi mở rộng hơn, năng suất, sản lượng tôm thu hoạch luôn cao hơn năm trước, lại bán được giá, mà còn có lúa chất lượng ngon, bán được giá.
Cả tôm càng xanh - tôm càng xanh toàn đực và lúa trên đất nuôi tôm đều góp phần cho nông dân tăng thêm thu nhập đáng kể, làm cho bà con rất phấn khởi, ai cũng hăm hở muốn mở rộng diện tích nuôi và mô hình này đã lan toả sang cả các vùng lúa - tôm lân cận. Quả là điều rất đáng mừng, nhưng cũng lại là điều rất đáng lo ngại cho tính hiệu quả kinh tế của đối tượng nuôi tốt này, nhất là khi diện tích thả nuôi năm 2017 chỉ riêng huyện Thới Bình đã lên đến hơn 10.000 ha, hầu như hộ nào cũng đánh giá khá đạt “đầu con” thì sản lượng chung của tỉnh sẽ rất đáng kể. Vậy thì vấn đề thu mua, chế biến, hay lưu giữ, tiêu thụ sẽ phải như thế nào để nông dân an tâm và không phải “tự bơi giữa chợ” như thời gian qua?
Nông dân Thới Bình thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: HOÀNG DIỆU |
Bởi lẽ từ cuối năm 2016 đến tận giữa mùa khô năm 2017, sản lượng tôm càng xanh thu được vượt lên con số kỳ vọng, đến hàng ngàn tấn. Ngoài số lượng không hề nhỏ xuất đi các tỉnh, thành lớn, vào các nhà hàng, tiệc cưới, nông dân Cà Mau còn phải thu tỉa bán lẻ rải đầy các chợ trong tỉnh suốt hàng tháng trời, từ gần cuối mùa mưa đến hết cả mùa khô mà vẫn không hết tôm càng xanh. Nông dân lẫn người tiêu dùng đều phấn khởi nhưng đồng thời cũng đặt ra cho nhà quản lý và cả nông dân nhiều vấn đề bức xúc trước mắt cũng như về lâu dài. Như vấn đề tổ chức sản xuất, nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân, đặc biệt là vấn đề thu mua, chế biến, tiêu thụ… để nông dân tiếp tục phấn khởi duy trì và để mô hình phát triển bền vững, hiệu quả cao.
Trở ngại lớn nhất trong chế biến, bảo quản sản phẩm tôm càng xanh là phần đầu quá to, lượng gạch lại nhiều, dễ hư, tỷ lệ thịt sử dụng tốt cho thành phẩm/cá thể thấp nên chế biến như các mặt hàng tôm khác khó đạt hiệu quả kinh tế. Nhưng có ai mà không thích tôm càng xanh nướng than hồng, tôm càng xanh kho tàu, các món hấp, nấu, xào với tôm càng xanh ở các nhà hàng, tiệc cưới đều rất ngon tuyệt, còn món tôm càng xanh luộc nhậu ngay ở nhà cũng đâu xoàng! Gia đình tôi vẫn ăn ngon, an toàn với món tôm càng kho tàu xong đông đá sau cả tháng, thiết nghĩ, ai cũng có thể tích trữ được! Món tôm càng nướng than hồng nếu sấy khô và hút chân không, bao bì chất lượng tốt, tôi nghĩ có thể bảo quản lâu được để có thể vào các siêu thị và thành món dùng được ngay khi tái chế. Sao các doanh nghiệp không đầu tư để giúp nông dân tiêu thụ tôm càng xanh khi vào mùa thu hoạch rộ, sẽ vừa có lợi cho mình, vừa rất hữu ích cho nông dân và kinh tế tỉnh nhà? Và vì sao tỉnh Cà Mau ta qua nhiều năm với diện tích nuôi, sản lượng lớn như thế lại chưa có những nghiên cứu thử nghiệm chế biến bằng nhiều cách khác để con tôm càng có thể thành những món ngon hơn, bảo quản được lâu hơn mà vẫn giữ được chất lượng thịt ngọt, thơm ngon vốn có?
Chúng tôi cho rằng đã đến lúc các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương có nuôi tôm càng xanh phải ngồi lại để cùng hoạch định đường hướng phát triển lâu dài, hiệu quả cho con tôm càng xanh cả về quy hoạch vùng nuôi an toàn mọi mặt, có tính đến mùa vụ nuôi an toàn dịch bệnh, thời điểm thị trường có nhu cầu lớn để bán được giá cao. Rồi còn vấn đề thu mua, bảo quản, chế biến, tồn trữ… cho đến việc tổ chức liên kết, hình thành các đề tài, dự án nghiên cứu thử nghiệm và chuyển giao các cách chế biến ngon, giữ được lâu, an toàn, hợp thị hiếu người tiêu dùng cho từng thị trường theo hướng thành chuỗi liên kết khép kín từ cung ứng nguyên liệu thô - cho đến thành phẩm ăn liền đến người tiêu thụ và dùng được ngay, để trên nền tảng đó, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu riêng cho mình với các mặt hàng sản phẩm tôm càng xanh đạt chuẩn chất lượng cao của Cà Mau.
Tỉnh nên sớm có chính sách thu hút, khuyến khích các nhà doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ thu mua, nghiên cứu chế biến, tiêu thụ tôm càng xanh, tránh cho nông dân không rơi vào cảnh được mùa rớt giá trong mùa thu hoạch rộ.
Mục Đồng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ghen tuông mù quáng vì lo người yêu đi xa đổi đời
- ·Trao 220 suất học bổng Vừ A Dính cho học sinh toàn tỉnh
- ·Sẽ có phương án xây mới Trường TH Đông Nam Sơn (cơ sở 2)
- ·Khóa Bác sĩ nội trú đầu tiên của VinUni tốt nghiệp
- ·Bà nội “phố” còn bận làm tóc, trang điểm...
- ·Hải quan Pò Peo, Cao Bằng bắt giữ 20.000 khẩu trang
- ·Mỹ lên án Triều Tiên thử tên lửa, cam kết bảo vệ các đồng minh
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 14/12/2023: Tỷ giá Yen Nhật, Yen VCB bất ngờ biến động trái chiều
- ·Mẹ chồng giữ vàng cưới hộ, ly hôn khó đòi lắm!
- ·MIGA bảo lãnh tín dụng 239,7 triệu USD cho thủy điện Hồi Xuân
- ·Thang máy lên Ngũ Hành Sơn “nằm vạ”
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 14/12: Giá lúa biến động trái chiều
- ·“Trang bị kỹ năng mềm giúp tiếp cận nhiều cơ hội thời đại 4.0”
- ·Nhờ xe đi học
- ·Cứu chồng tự tử, vợ chết theo để lại 3 con
- ·Nga mất 3 hệ thống phòng không, Ukraine phạt tù người hỗ trợ bỏ phiếu sát nhập
- ·9 ứng viên chạy đua để bầu nhân sự cấp cao Eximbank
- ·Thị trường hàng hoá hôm nay 11/12/2023: Giá dầu giảm liên tiếp, thị trường kim loại quý đỏ lửa
- ·Nhức nhối về nạn“chặt chém”
- ·Lãi suất cho vay xây nhà ở xã hội là 4,5%/năm