【kết quả bóng đá thụy điển 2】Chỉ 6 tháng đầu năm, ít nhất 45 nước phải tăng lãi suất đối phó lạm phát
Ảnh minh họa |
Ngày 15/6, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm % - mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Chỉ vài giờ sau động thái của FED, một loạt nước khác như Brazil, Saudi Arabia, Thụy Sĩ và Anh cũng thông báo thay đổi lãi suất.
Dựa theo dữ liệu của FactSet, tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, ít nhất 45 quốc gia đã nâng lãi suất và dự kiến động thái này sẽ tiếp diễn trong tương lai gần.
Lãi suất cao hơn đươc cho là một công cụ mạnh mẽ để chống lại tình trạng giá cả tăng cao. Lãi suất cao khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn, tác động đến nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp, do đó dẫn đến đình trệ trong hoạt động kinh tế. Điều này sau cùng sẽ làm chậm sự gia tăng lạm phát - mục tiêu mà các ngân hàng trung ương hướng tới.
Đây là một hành động cân bằng tinh tế, gây sức ép lên các nhà hoạch định chính sách để kiềm chế lạm phát mà không khiến tăng trưởng bị sụt giảm. Trong khi đó, các nhà kinh tế và nhà đầu tư lại coi việc tăng lãi suất ngân hàng trung ương là thách thức ngày một khó khăn.
“Áp lực lạm phát dai dẳng và kỳ vọng xấu đi đang buộc các ngân hàng trung ương phải quyết liệt hơn. Khi các điều kiện tài chính xấu đi và tâm lý suy giảm, nền kinh tế thực có thể xuất hiện”, các nhà kinh tế tại công ty điều hành dịch vụ tài chính Anh Barclays nhận định.
Fed dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã phát tín hiệu rằng họ sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 lần đầu tiên sau 11 năm. Ngân hàng Trung ương Canada cũng có thể thông báo một mức tăng lãi suất lớn vào tháng tới, sau khi đã tăng lãi suất cách đây hai tuần. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới cũng đã công bố những động thái tương tự.
Tuy nhiên, duy nhất một nền kinh tế không nằm trong xu thế là Nga. Ngân hàng trung ương của nước này tăng lãi suất trên 20% ngay sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Trong những tháng sau đó, Nga đã thực hiện bốn đợt cắt giảm để hạ lãi suất xuống mức như trước khi giao tranh.
Động thái tăng lãi suất của các nước thế giới là một sự khác biệt rất lớn so với cách tiếp cận chính sách sau một cuộc khủng hoảng tài chính.
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, các nhà kinh tế học nghĩ rằng thế giới có thể vẫn mãi mắc kẹt với cái vòng luẩn quẩn - lãi suất thấp, lạm phát thấp và tăng trưởng thấp. Nhiều quốc gia thời điểm đó đã bắt đầu giảm lãi suất.
Tuy nhiên, sau đại dịch, các gói kích thích của chính phủ nhằm đối phó với kinh tế suy thoái đã thúc đẩy nhu cầu. Chuỗi cung ứng đã bị xáo trộn bởi các nhà máy ngừng hoạt động, việc vận chuyển gặp khó khăn và tình trạng thiếu lao động. Kết hợp lại, những yếu tố đó đã tạo ra sức ép lên giá cả.
Cho đến nay, lạm phát không có dấu hiệu giảm bớt. Trong một báo cáo công bố tuần trước, giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng trở lại khi giá khí đốt tăng và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tăng giá mạnh hơn. Cuộc chiến ở Ukraine có thể tiếp tục đẩy giá hàng hóa lên cao, trong khi nỗ lực kiềm chế dịch bệnh ở Trung Quốc và cuộc đình công của công nhân ở Hàn Quốc có nguy cơ làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu nền kinh tế toàn cầu có thể chịu được một chu kỳ tăng lãi suất không giống như bất kỳ chu kỳ tăng lãi suất nào trong lịch sử hay không. Các nhà kinh tế không đặt nhiều kỳ vọng.
David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đánh giá: “Cuộc chiến ở Ukraine, tình trạng phong tỏa ở Trung Quốc, gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ đang ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đối với nhiều quốc gia, kết cục suy thoái sẽ khó tránh khỏi”./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·“Giữ lửa” thổ cẩm S’tiêng
- ·Bắt đối tượng trộm xe môtô
- ·Truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Đại úy Chu Quang Sáng
- ·Bán “hàng đá” lúc nửa đêm
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Bàn giao 5 đối tượng vận chuyển xe máy qua Campuchia tiêu thụ
- ·Thuê phòng trọ để trốn truy nã
- ·Khám sức khỏe định kỳ đối với lái xe kinh doanh vận tải
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Người dân tóm gọn 2 đối tượng “đá nóng” xe
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Sớm nâng cấp trung tâm để tiếp nhận đối tượng cai nghiện
- ·Bắt 2 đối tượng chuyên trộm xe môtô
- ·7.897 trường hợp vi phạm an toàn giao thông
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Đâm bạn vì câu nói
- ·2 vụ tai nạn môtô, 4 người thương vong
- ·Vơ vét trong tiệm làm tóc
- ·Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- ·Xe ôtô 4 chỗ đối đầu xe tải, 1 người nguy kịch