【kết quả hull city】Điện tử hoá công tác kiểm soát ngân quỹ
Gia tăng dịch vụ công
Kết quả của công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ phục vụ khách hàng của hệ thống Kho bạc bước đầu đem lại cho khách hàng sự tin tưởng tuyệt đối vào khả năng phục vụ thanh toán của KBNN. Điều này được khẳng định qua việc triển khai các dự án về hiện đại hoá nghiệp vụ thanh toán liên kho bạc. Với phương thức thanh toán nhanh chóng,Điệntửhoácôngtáckiểmsoátngânquỹkết quả hull city chính xác, thuận tiện lại không mất chi phí dịch vụ thanh toán, đó là những gì mà KBNN mang lại cho các khách hàng sử dụng NSNN.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán liên kho bạc còn góp phần nhanh chóng tập trung các nguồn thu vào NSNN, phục vụ những nhu cầu chi thường xuyên, đầu tư cho những chương trình Quốc gia trên mọi miền đất nước; giải quyết vấn đề nguồn vốn bị tồn đọng do quy trình thanh toán chậm trễ; giảm một khối lượng tiền mặt rất lớn trong thanh toán...
Hệ thống KBNN cũng đã hoàn thành việc triển khai dự án Hiện đại hoá quản lý thu NSNN tại tất cả các cơ quan: KBNN, Thuế, Hải quan theo mô hình tập trung. Việc mở rộng phạm vi ủy nhiệm các khoản thu NSNN qua ngân hàng thương mại; đa dạng hóa các hình thức thu nộp NSNN cũng sẽ được đẩy mạnh giúp cho người nộp thuế có nhiều lựa chọn trong việc nộp tiền thuế, cũng như tiếp cận thêm các dịch vụ thu nộp NSNN văn minh, hiện đại như: Internet-banking, ATM do ngân hàng cung cấp.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh, trong năm 2013, ngành Kho bạc cần tăng cường thực hiện công tác cải cách hành chính, trong đó tập trung vào việc rà soát, cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng quản trị hệ thống; lấy khách hàng và người dân là đối tượng trung tâm để phục vụ.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh, KBNN đã quán triệt và thực hiện nghiêm việc công khai thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động của KBNN, thiết lập và duy trì hoạt động liên tục của đường dây nóng để tiếp nhận những ý kiến phản ánh của các đơn vị, cá nhân thông qua các kênh như hộp thư tại nơi giao dịch, điện thoại, thư điện tử, phòng tiếp dân…
Trên cơ sở đó, đã có nhiều quy trình, quy định liên quan đến công tác kiểm soát ngân quỹ được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới, qua đó rút ngắn thời gian giải quyết, nâng cao trách nhiệm của cán bộ tham gia vào các khâu công việc, tạo thuận lợi cho đối tượng giao dịch, quan hệ với KBNN như trong lĩnh vực huy động vốn, kiểm soát chi NSNN, công tác tổ chức phối hợp thu NSNN.
KBNN cũng đang triển khai việc thực hiện các quy trình kiểm soát chi NSNN tại bộ phận "Một cửa", quy trình kiểm soát chi điện tử..., từ đó, tạo ra các kênh giao dịch và kênh thông tin trực tuyến giữa KBNN với các tổ chức, cá nhân có quan hệ với NSNN.
Trong thời gian tới, các dịch vụ công của KBNN sẽ được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử như: Khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa với KBNN; Đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN; Dịch vụ công giao diện thông tin yêu cầu thanh toán qua mạng và chương trình kê khai yêu cầu thanh toán... nhằm bảo đảm khả năng kết nối giữa các hệ thống thông tin tại bộ phận "Một cửa" với cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và DN qua mạng Internet; đáp ứng việc tin học hóa tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính.
Hướng tới Kho bạc điện tử
Bên cạnh việc gia tăng các dịch vụ công phục vụ các đơn vị thụ hưởng ngân sách và người nộp thuế, từ đó tạo cơ sở bước đầu cho việc hình thành kho bạc điện tử. Mục tiêu từ nay đến năm 2015, KBNN sẽ phát triển các dịch vụ phục vụ cho công tác thu thập thông tin dự báo dòng tiền từ các đơn vị có quan hệ với ngân sách, phục vụ chức năng quản lý ngân quỹ, thu thập thông tin kế toán nhà nước từ các đơn vị, tổ chức thuộc hệ thống kế toán nhà nước phục vụ chức năng tổng kế toán.
Để thực hiện mục tiêu này, KBNN sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống thanh toán song phương và trao đổi thông tin thanh toán song phương với các ngân hàng thương mại nhằm từng bước tập trung ngân quỹ KBNN, nâng cao khả năng thanh khoản của hệ thống KBNN, đảm bảo xử lý các giao dịch thanh toán nhanh chóng, kịp thời, quản lý ngân quỹ KBNN vừa an toàn, vừa hiệu quả. Đồng thời, mở rộng hệ thống trao đổi thông tin thu NSNN với các Ngân hàng thương mại nhằm nhanh chóng tập trung các khoản thu vào ngân sách nhà nước, tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt, áp dụng chữ ký số điện tử...
KBNN sẽ hoàn thiện các hệ thống kiểm soát chi NSNN trên cơ sở nâng cấp, xây dựng hệ thống kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, vốn chương trình mục tiêu đầu tư xây dựng theo mô hình tập trung toàn ngành Tài chính; hình thành hệ thống các ứng dụng kiểm soát chi NSNN một cách đầy đủ, toàn diện, tự động hóa cao, làm hạt nhân cho hệ thống thông tin tài chính tích hợp.
Ngoài nhiệm vụ cải cách đáp ứng nhu cầu kiểm soát chi NSNN qua cơ quan Kho bạc thì một trong những ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin đối với công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đất nước và bù đắp bội chi NSNN. Bởi hàng năm, KBNN được Chính phủ giao huy động trên dưới 150 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu. Để hoàn thành kế hoạch, trong thời gian qua KBNN tổ chức đàm phán, thỏa thuận với các chủ sở hữu trái phiếu để giảm bớt mã trái phiếu giao dịch trên thị trường; tăng quy mô niêm yết các mã trái phiếu; tăng khả năng thanh khoản cho trái phiếu Chính phủ trên thị trường.
Hiện KBNN đã thực hiện việc kiểm thử, đưa vào vận hành chính thức Hệ thống quản lý nợ trong nước và tích hợp dữ liệu nợ (DMFAS) tạo cơ sở dữ liệu trái phiếu đầy đủ, hợp lệ góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Dự kiến, sẽ nâng cấp trang web trái phiếu Chính phủ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong 4 tháng đầu năm 2013, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi ước đạt 194.173 tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN, đảm bảo đúng đối tượng và quy định của Nhà nước. Tỷ lệ giải ngân vốn qua hệ thống KBNN là 54.235,1 tỷ đồng, đạt 24% so với kế hoạch vốn năm 2013 Nhà nước giao (bao gồm cả tạm ứng); trong đó, giải ngân vốn đầu tư XDCB ước đạt 36.932,2 tỷ đồng, giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) là 17.302,9 tỷ đồng. Bên cạnh đó, KBNN huy động trái phiếu Chính phủ đạt tổng số 89.140,9 tỷ đồng (đạt 59,4% kế hoạch được giao năm 2013). |
Mai Ka
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chạy theo người tình, giờ lại muốn về với chồng con
- ·Nơi làm việc, điểm vui chơi giải trí không an toàn phòng chống dịch COVID
- ·Văn phòng Liên Hợp Quốc ở Dải Gaza bị tấn công, Israel cảnh báo Hezbollah
- ·Hé lộ lý do Tổng thống Ukraine muốn sớm được nói chuyện với ông Trump
- ·Đất hiếm: Khai thác hay giành cho thế hệ mai sau?
- ·Thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước
- ·600 đại biểu tham gia Hội nghị khoa học Phòng chống ung thư thường niên 2020
- ·Từ 1/12, tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tế
- ·Long An: Các khu công nghiệp đang hoạt động giải quyết việc làm cho gần 200.000 lao động
- ·Trí tuệ nhân tạo sẽ tái định hình bối cảnh thanh toán tại Việt Nam
- ·Giá xăng dầu hôm nay 06/9/2024: Dầu thô Mỹ về dưới mốc 70 USD/thùng
- ·Hôm nay Việt Nam tiêm nhắc vắc xin COVID
- ·Ông Zelensky giục quân đội Ukraine nhanh thay đổi hoạt động, thay chỉ huy quân y
- ·Những vụ buôn lậu điển hình do cơ quan Hải quan triệt phá trong năm 2022
- ·Ở nhà ngoại mà chồng vẫn đánh vợ
- ·MB thông báo thành lập Chi nhánh Phú Xuân
- ·Tầm soát diện rộng đối tượng có yếu tố dịch tễ để ngăn chặn COVID
- ·Phòng ngừa đột qụy khi chuyển mùa
- ·“Ác mộng” mẹ chồng
- ·Bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép thành lập và hoạt động của VietinBank