会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng giải vô địch bỉ】Cư dân ven biển: Nhọc nhằn đường mưu sinh!

【bảng xếp hạng giải vô địch bỉ】Cư dân ven biển: Nhọc nhằn đường mưu sinh

时间:2024-12-23 16:53:17 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:352次

Báo Cà MauHuyện Phú Tân có bờ biển dài hơn 37 km, chạy từ Rạch Chèo đến cửa Mỹ Bình, xã Phú Tân với 6 cửa sông thông ra biển. Đây là tiềm năng để huyện phát triển mạnh kinh tế biển và rừng. Tuy nhiên, do đặc thù nghề biển nên phần lớn dân cư sống ven biển, ven rừng phòng hộ nhà ở tạm bợ, không đảm bảo cuộc sống, nhất là trong mùa mưa bão. Vấn đề sắp xếp nơi ở, tái định cư cho những hộ dân thuộc diện này đang là vấn đề bức xúc.

Huyện Phú Tân có bờ biển dài hơn 37 km, chạy từ Rạch Chèo đến cửa Mỹ Bình, xã Phú Tân với 6 cửa sông thông ra biển. Đây là tiềm năng để huyện phát triển mạnh kinh tế biển và rừng. Tuy nhiên, do đặc thù nghề biển nên phần lớn dân cư sống ven biển, ven rừng phòng hộ nhà ở tạm bợ, không đảm bảo cuộc sống, nhất là trong mùa mưa bão. Vấn đề sắp xếp nơi ở, tái định cư cho những hộ dân thuộc diện này đang là vấn đề bức xúc.

Trên địa bàn huyện hiện có 3 dự án tái định cư. Trong đó, Khu tái định cư Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái đưa vào sử dụng hơn 10 năm nay; Khu tái định cư Mỹ Bình, xã Phú Tân vừa cho dân di dời về ở. Riêng Khu tái định cư ở Cái Cám, xã Tân Hải đến nay vẫn chưa thể triển khai sau hơn 6 năm được phê duyệt.

Vui – buồn an cư

Ông Nguyễn Văn Tùng là 1 trong hơn 70 hộ dân sống ven rừng phòng hộ vừa di dời vào Khu tái định cư Mỹ Bình, xã Phú Tân, huyện Phú Tân. Cũng như các hộ dân khác, cuộc sống gia đình ông Tùng từ đây đã có sự đổi khác. Trước hết, đó là gia đình ông không còn phải nơm nớp lo sợ cho căn nhà tạm bợ trước đây của mình mỗi khi mùa mưa bão đến. Không còn phải chịu cảnh ngập nền nhà mỗi khi con nước triều dâng. Rồi được sử dụng nước sạch, điều kiện đi lại cũng tốt hơn. Nghề biển thì gia đình vẫn tiếp tục đeo bám. Ngoài ra, ông còn  tận dụng được ít đất phía sau nhà để trồng trọt, góp phần phục vụ tiêu dùng, giảm chi phí trong cuộc sống.

Gia đình anh Trần Quốc Khởi, ấp Cái Cám, xã Tân Hải.

Khu tái định cư ở cửa biển Mỹ Bình được phê duyệt và triển khai từ năm 2009. Chủ yếu Nhà nước hỗ trợ mặt bằng và kinh phí 20 triệu đồng cất nhà. Sau thời gian dài chờ đợi, đến nay, mặc dù hạ tầng chưa hoàn chỉnh nhưng cũng tạo điều kiện cho nhiều bà con di dời vào ở ổn định.

Theo rà soát của ngành chức năng và các xã, trên địa bàn huyện Phú Tân hiện có hơn 2.630 hộ dân cư sống ven biển, với gần 14.000 nhân khẩu. Chủ yếu bà con sống theo các cửa sông như: Cái Ðôi Vàm, Cái Cám, Công Nghiệp, Mỹ Bình, Gò Công, Sào Lưới, mưu sinh bằng nghề biển và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Bên cạnh những hộ có nhà ở cố định, vẫn còn khá nhiều hộ còn sống ven rừng phòng hộ, nhà ở tạm bợ cần phải được di dời để đảm bảo an toàn, nhất là trong mùa mưa bão.

Anh Bông Văn Tấn, ấp Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân là một trong những hộ thuộc diện phải di dời vào Khu tái định cư Cái Cám. Nhưng đến nay, sau hơn 6 năm phê duyệt, khu tái định cư này vẫn chưa được triển khai thực hiện nên anh Tấn cùng một số hộ dân khác ở đây phải sống trong căn nhà tạm bợ, lụp sụp ven cửa biển Cái Cám với nỗi lo nhà ở có thể bị ngập hoặc gió, lốc làm hư hỏng bất kể lúc nào. Hoạt động hằng ngày của gia đình anh chủ yếu là bám biển, giăng câu kiều để có thu nhập. Mỗi tháng anh còn phải tốn thêm 500.000 đồng tiền thuê đất ở.

Khu vực cửa Cái Cám, xã Tân Hải, huyện Phú Tân dự kiến triển khai 2 khu tái định cư phía bờ Bắc và bờ Nam. Hiện nay, địa phương đã giao mặt bằng với diện tích gần 3,6 ha khu tái định cư phía bờ Nam cho chủ đầu tư. Thế nhưng, đến thời điểm này, việc san lấp mặt bằng vẫn chưa được triển khai. Khu này vẫn còn là vuông tôm. Khu tái định cư phía bờ Bắc cửa biển Cái Cám đến nay vẫn còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Trăn trở đường ”lạc nghiệp”

Rút kinh nghiệm từ những nơi khác, các khu tái định cư ở huyện Phú Tân phần lớn được triển khai ở vị trí gần biển, rất thuận lợi cho ngư dân. Tuy nhiên, đặc điểm của cư dân ven biển phần lớn là không đất sản xuất, sống chủ yếu bằng việc khai thác gần bờ với những dụng cụ thô sơ. Việc chuyển đổi ngành nghề là hết sức khó khăn do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất. Do đó, chỗ ở ổn định chỉ là điều kiện bước đầu, vấn đề quan trọng là bố trí công việc sau khi tái định cư.

Ý thức được tác hại của việc khai thác bằng những dụng cụ huỷ diệt và vi phạm pháp luật, nhiều người dân ở đây chủ yếu chọn nghề giăng câu kiều. Nhưng nghề này phần lớn không cho thu nhập cao do nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt.

Ông Bông Văn Lil, Trưởng ấp Cái Cám, xã Tân Hải, cho biết, ấp có 250 hộ, trong đó có 105 hộ không đất đai, chủ yếu sống bằng nghề biển từ những dụng cụ thô sơ. Do đó, nếu không có biện pháp hỗ trợ tích cực thì sau khi vào khu tái định cư, cuộc sống bà con cũng chưa chắc ổn định, bởi không có điều kiện làm nghề khác mà chủ yếu là bám biển.

Một thực trạng chung những năm qua là nhiều địa phương gần như chưa có lối ra trong vấn đề tạo việc làm ổn định cho bà con. Khu tái định cư ở ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân đã đi vào hoạt động hơn 10 năm nay, nhưng hiện tại nhiều hộ vẫn chưa có việc làm ổn định. Không vốn, không tư liệu sản xuất, nhiều người phải làm thuê hay đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ bằng dụng cụ thô sơ. Từ đó, làm cho nguồn lợi thuỷ sản ngày càng cạn kiệt, đời sống người dân lại càng khó khăn.

Thời gian qua, ngành chức năng cũng kết hợp chính quyền địa phương trình tỉnh triển khai mô hình cho thuê đất để bà con nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ và kết hợp bảo vệ rừng, giúp nhiều hộ có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, mô hình này cũng chỉ giải quyết cho một số ít hộ thuộc diện này.

Thực tế trên cho thấy, nhanh chóng hoàn thành các khu tái định cư để bà con ổn định nơi ở là vấn đề hết sức bức xúc. Song, đây mới là điều kiện ban đầu. Ðiều đáng quan tâm là phải có giải pháp đồng bộ trong vấn đề tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề để bà con sản xuất đạt hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần bảo vệ tốt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ./.

Bài và ảnh: Quốc Hiệp

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Cậu bé bệnh tim vẽ nhà của mình che bằng lá cọ…
  • Mỗi năm Việt Nam vẫn có gần 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV
  • Ngành giáo dục rất cần sự cộng đồng trách nhiệm
  • “Con muốn khoẻ để đến trường”
  • Tình cảm thân thiết, chân thành trên đất nước Chùa tháp
  • Vi phạm về quản lý rừng có thể bị phạt tù đến 12 năm
  • Bế tắc vì căn bệnh ung thư thực quản
  • Mức lương cơ sở tăng lên 1,39 triệu đồng từ 1
推荐内容
  • Đẳng Cấp Phái Đẹp tung ưu đãi khủng tháng 12/2023
  • Bàn giao công trình trường mẫu giáo Tấn Ngọc
  • Chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ khi giao mùa
  • Nét đẹp tình người
  • Giá vàng hôm nay 7/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng cao chót vót
  • Nâng chất lượng và hiệu quả đào tạo