【bóng đá nữ nhật bản hôm nay】Sốt đất đặc khu: Giá đất Vân Đồn tăng 100
Đây là một trong những nội dung được đề cập trong báo cáo của Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (BĐS), Bộ Xây dựng về tình hình thị trường BĐS năm 2017, 4 tháng đầu năm 2018 và biến động giá đất tại một số địa phương.
Về diễn biến tình hình thị trường BĐS tại các khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS cho biết, thời gian vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tại một số địa phương chuẩn bị thành lập các đặc khu kinh tế như: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật, có hiện tượng giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn.
Cụ thể, tại Vân Đồn (Quảng Ninh), vào những tháng cuối năm 2017, giá đất tại Vân Đồn tăng cao theo thông tin thành lập đặc khu. Tại một số khu vực, giá đất tăng 100 – 200% chỉ sau vài tháng. Hiện tượng giá đất tăng đột biến khiến người dân có đất tại khu vực chuyển đổi, tách thửa để bán tăng cao. Cùng với đó hiện tượng đầu cơ, giao dịch, tách thửa phân lô mua bán đất rừng, đất nông nghiệp tăng mạnh.
Tại Vân Phong (Khánh Hòa), sau khi có thông tin thành lập đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong thì việc mua bán, sang nhượng đất đai tại khu vực này tăng khiến giá đất tăng mạnh. Tại một số khu vực xuất hiện tình trạng tách thửa để nhận tái định cư khi quy hoạch đặc khu, phá rừng chiếm đất trên đảo trái quy định pháp luật và mua bán đất nông nghiệp không sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Trong những tháng qua, tình trạng giá trên địa bàn, nhất là giá đất ở khu vực ven biển tăng cao (đất ở ven biển đoạn qua khu vực thị trấn có thông tin lên tới 100 triệu đồng/m2, còn những nơi khác trong khu dân cư từ 20-30 triệu đồng/m2).
Tại Phú Quốc (Kiên Giang), trong thời gian qua xuất hiện tình trạng xây nhà không phép diễn ra phổ biến; tình trạng san lấp, phân lô bán nền diễn ra trên diện rộng.
Cũng tại đây, giới đầu cơ ngang nhiên hoạt động phân lô bán nền, hình thành các khu dân cư tự phát, dựng biển quảng cáo dự án thông tin không đúng sự thật để đẩy giá lên cao, kiếm lời bất chính, môi trường cảnh quan tự nhiên bị tàn phá, quy hoạch bị phá vỡ.
Về nguyên nhân, báo cáo nêu rõ, nguyên nhân chủ yếu được xác định vẫn là do tình trạng đầu cơ đất đai, thổi giá đất lên cao của một số nhà đầu tư cá nhân lợi dụng thông tin chuẩn bị thành lập 3 đặc khu kinh tế để đẩy giá đất lên cao.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương (cấp huyện, xã) đã buông lỏng quản lý về giao dịch và sử dụng đất đai, cho phép tách thửa và xác nhận cho phép chuyển nhượng đất nông nghiệp, đất rừng không đúng quy định pháp luật.
Trước hiện tượng mua bán đất đai không đúng quy định, giới đầu cơ tung tin đồn không đúng để trục lợi, chính quyền địa phương chưa quan tâm tuyên truyền cho người dân biết để chấp hành đúng pháp luật.
Ngoài ra, các địa phương dự kiến thành lập đặc khu chưa có quy hoạch chung, dẫn đến nhiễu loạn thông tin về quy hoạch.
“Việc để xảy ra tình trạng sốt đất ảo, mua bán kinh doanh đất hỗn loạn không kiểm soát được sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch của khu vực, môi trường đầu tư, kinh doanh bị ảnh hưởng”, báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Để ngăn chặn tình trạng trên, ngày 6/4/2018 Bộ Xây dựng đã có công văn số 724/BXD-QLN gửi các địa phương (Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang) yêu cầu thực hiện việc kiểm tra nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường và có biện pháp để ngăn chặn, xử lý kịp thời;
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tổng thể việc sử dụng đất tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để báo cáo cụ thể về hiện trạng và giải pháp xử lý với Thủ tướng Chính phủ;
Bên cạnh đó, các địa phương nêu trên cũng đã có một số động thái nhằm ngăn chặn việc giá đất tăng đột biến, ngăn chặn việc tách thửa, giao dịch quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp và tuyên truyền đến người dân.
Đến nay, hoạt động chuyển nhượng trái phép tại các khu vực nêu trên đang dần được kiểm soát, tình hình giao dịch chuyển nhượng trái pháp luật có xu hướng chững lại.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- ·Hải Dương chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 9, 10 vào một kỳ
- ·Các đơn vị tiếp tục xuất khẩu trở lại thuốc phòng, chống COVID
- ·Dịch Covid
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Tây Ninh ghi nhận 2 ca dương tính SARS
- ·Vinh danh học sinh xuất sắc trên đấu trường Olympic quốc tế năm 2020
- ·Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Nhiều ngành hàng khuyến mãi lớn
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Ca nhiễm Covid
- ·Nổ khí gas tại nhà dân ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Công tác phòng, chống dịch COVID
- ·Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh
- ·Hơn 50 triệu ô tô, xe máy cũ trên cả nước chưa đảm bảo tiêu chuẩn khí thải
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Bệnh nhân 162 là nguồn lây Covid
- ·Khẩu trang y tế được xuất khẩu không giới hạn số lượng
- ·Hải quan triển khai loạt giải pháp phòng chống gian lận xuất xứ
- ·Samsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và Mỹ
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc cần tăng cường giám sát chất lượng