会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo hải phòng】Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan!

【soi kèo hải phòng】Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan

时间:2024-12-23 20:05:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:285次

xac dinh truoc ma so xuat xu tri gia hai quan

Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh). Ảnh: Q.H

Theo Ban soạn thảo Luật Hải quan sửa đổi, trong tất cả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia đều có điều khoản cho phép cơ quan Hải quan ra nước ngoài điều tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, Luật Hải quan hiện hành chưa có quy định về việc cơ quan Hải quan tiến hành điều tra, xác minh xuất xứ tại nước XK, sản xuất.

Trong khi đó, Luật Quản lý thuế đã bổ sung nội dung về quy định xác định trước. Việc xác định trước về mã số, xuất xứ không chỉ để xác định trước về thuế mà còn để có cơ sở áp dụng chính sách quản lý mặt hàng, áp dụng các yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan. Nội dung này không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý thuế.

Công ước Kyoto (Việt Nam đã tham gia) cũng như các cam kết quốc tế trong khuôn khổ WTO, ASEAN đều khuyến nghị cơ quan Hải quan cho phép DN được áp dụng cơ chế phân loại trước về mã số, xác định trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá trước khi làm thủ tục cho hàng hoá XNK. Đây là chuẩn mực quốc tế về tạo thuận lợi thương mại, giúp DN chủ động tính toán trước hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ; giúp cơ quan Hải quan tăng hiệu quả quản lý khi thực hiện thủ tục thông quan cho hàng XNK; hạn chế các trường hợp tranh chấp giữa DN và cơ quan Hải quan về việc áp mã, xác định giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá khi làm thủ tục thông quan.

Vì các lý do nêu trên, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã bổ sung quy định về xác định trước mã số, xác nhận trước xuất xứ, xác định trước trị giá hải quan.

Tại Chuẩn mực 9.9 Phụ lục tổng quát của Công ước Kyoto đã quy định rất cụ thể vấn đề này: Cơ quan Hải quan phải ban hành các phán quyết trước mang tính pháp lý theo yêu cầu của bên có liên quan, với điều kiện cơ quan Hải quan có tất cả những thông tin mà họ cho là cần thiết.

Công ước Kyoto khuyến nghị cơ quan Hải quan cho phép DN được áp dụng cơ chế phân loại trước về mã số, xác định trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá trước khi làm thủ tục XNK.

Công ước Kyoto khuyến nghị cơ quan Hải quan thực hiện chuẩn mực này nhằm cung cấp thông tin trước giúp DN chủ động và tạo thuận lợi cho quá trình tuân thủ của DN. Phán quyết trước do cơ quan Hải quan cung cấp theo đề nghị và dựa trên thông tin mà DN cung cấp. Hải quan một số nước đưa nội dung này thành quy định bắt buộc trong luật, một số khác coi đây là một cam kết. Phán quyết trước về thuế là đề nghị phổ biến nhất. Tuy nhiên, phán quyết trước về xuất xứ và trị giá cũng khá phổ biến. Thủ tục đối với các hình thức phán quyết trước đều giống nhau.

Bên cạnh đó, cần có quy định cụ thể hoặc hướng dẫn về các thông tin DN phải cung cấp. Các thông tin tối thiểu phải nộp như sau: Tên và địa chỉ của người nộp đề nghị; toàn bộ chi tiết về hàng hóa ví dụ như mô tả thương mại, đặc tính tự nhiên, cấu tạo, chất lượng, giá, xuất xứ, mục đích sử dụng cuối cùng, đóng gói và quá trình sản xuất (nếu cần thiết); thông tin về các lần NK trước đó của người nộp đề nghị đối với hàng hóa cùng loại cùng với thuế suất đã được áp dụng; đơn vị Hải quan nơi hàng hóa sẽ được thông quan.

Cơ quan Hải quan có thể đề nghị DN gửi mẫu hàng hóa, nếu là mặt hàng phù hợp để lấy mẫu, hoặc gửi ảnh, kế hoạch, bản vẽ hoặc bản mô tả đầy đủ và chính xác.

Luật Hải quan New Zealand quy định (Điều 119): Cao ủy Hải quan phải ban hành phán quyết hải quan liên quan đến hàng hóa được quy định trong đơn yêu cầu và liên quan đến vấn đề hoặc các vấn đề thuộc phạm vi ban hành phán quyết trong trường hợp đơn yêu cầu được làm theo Điều 119 Khoản (1); hoặc ban hành phán quyết hải quan về vấn đề cụ thể nêu trong trường hợp đơn được làm theo Điều 119 Khoản (3).

Cao ủy Hải quan phải ban hành phán quyết hải quan theo quy định của Khoản (1) trong thời gian được quy định sau khi tiếp nhận.

Luật Hải quan Hàn Quốc: Khoản 1 Điều 86 (Xem xét trước phân loại thuế suất có thể áp dụng đối với hàng hóa đặc biệt): Bất kỳ người nào muốn NK và XK hàng hóa, và đại lý khai thuê hải quan, công ty môi giới hải quan hoặc công ty xử lý thông quan (sau đây gọi là “đại lý khai thuê hải quan”) theo Luật Môi giới Hải quan được cấp phép, có thể áp dụng quyết định của Tổng cục trưởng Hải quan Hàn Quốc đối với việc xem xét trước phân loại thuế quan trong Danh mục Biểu thuế có thể áp dụng đối với các hàng hóa với các chứng từ được quy định bởi Nghị định Tổng thống, trước khi quyết định NK và XK theo quy định tại Điều 241…

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Ông Vũ Xuân Tiền - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM Việt Nam:

Đây là quy định mới, tiến bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN XNK. Tuy nhiên, vì các thông tin cung cấp đều là "dự kiến" nên không thể tránh khỏi sự thiếu chính xác khi hàng hoá thực tế được XNK. Vì vậy, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi cần bổ sung thêm một khoản: "Trường hợp có sự thiếu thống nhất giữa thông tin đã cung cấp trước với thông tin chính thức về hàng hoá XNK, người khai hải quan không bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan".

Bà Đặng Thị Bình An - Chủ tịch hội đồng Công ty TNHH tư vấn thuế C&A:

Khoản 3 Điều 27 quy định việc sử dụng văn bản thông báo kết quả xác định trước nhưng chưa quy định thời gian có giá trị của văn bản thông báo (1 năm, 5 năm…), đặc biệt đối với xác định trị giá trước. Hiện nay, Luật Quản lý thuế có quy định thỏa thuận trước, xác định trị giá trước đối với hàng NK. Tuy nhiên, việc thỏa thuận giá trước đối với thuế nội địa sẽ có sự khác biệt rất lớn với xác định giá trước với hàng hóa XK. Vì vậy, để tránh việc hướng dẫn trùng và không thống nhất giữa các luật, Bộ Tài chính nên phân định thống nhất để cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan hướng dẫn DN.

Bên cạnh đó, phương pháp thỏa thuận giá giữa cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan là khác nhau (giá của cơ quan Hải quan được xác định cho từng mặt hàng NK - cơ quan Thuế thỏa thuận giá trên cơ sở tổng thể lợi nhuận). Nếu Bộ Tài chính giao cho Tổng cục Hải quan hướng dẫn thỏa thuận giá thì hướng dẫn như Điều 27 là sơ sài vì không rõ những trường hợp nào được yêu cầu xác định giá trước, hồ sơ, quy trình, phương pháp xác định, thời gian áp dụng giá được xác định trước, giá NK đã được cơ quan Hải quan chấp thuận, cơ quan thuế có thể sử dụng để tính chi phí tính thuế thu nhập DN hay không?

Ông Vũ Chi Hiền - Trọng tài viên VIAC:

Dự thảo Luật Hải quan cần bổ sung thêm thời hạn trả lời và trách nhiệm về những thông tin cung cấp, chứ không phải những thông tin này chỉ “có giá trị sử dụng để khai hải quan và làm thủ tục hải quan”.

Ông Phạm Thanh Khương - Văn phòng Luật sư Trương Thị Hòa (TP.HCM):

Quy định này vừa giảm áp lực làm việc của cơ quan Hải quan vừa giúp tạo điều cho DN chủ động trong việc XNK hàng hóa, không còn lo sợ việc “ách tắc hàng hóa” khi có những bất đồng giữa cơ quan Hải quan và DN. Tuy nhiên, cần bỏ quy định “khi có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ” theo đó, DN có quyền đề nghị cơ quan Hải quan xác định trước mã số, xác nhận trước xuất xứ, xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa XK, NK mà không có điều kiện ràng buộc nào khác.

Thế nhưng, trong trường hợp cần phải đòi hỏi nghĩa vụ của người khai hải quan để hạn chế việc có DN thực hiện quyền này một cách tràn lan gây lãng phí và khó khăn cho cơ quan Hải quan, có thể tính toán thu phí đối với người khai hải quan. Trường hợp DN sử dụng kết quả xác định trước trong thời hạn hiệu lực của văn bản xác định trước để làm thủ tục XNK hàng hóa thì Nhà nước nên hoàn lại phí này cho DN. Nghị định của Chính phủ chỉ còn phải quy định về trình tự, thủ tục thực hiện xác định trước và thời hạn hiệu lực của văn bản xác định trước và phí mà thôi.

Trang Hòa (ghi)

T.Trang

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Mở rộng sản xuất lúa hữu cơ
  • Giá dầu châu Á đi xuống trong phiên chiều 19/7
  • KBNN huy động 1.540 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
  • Phát hiện ổ nhóm trung chuyển hàng điện lạnh nhập lậu từ biên giới Tây Nam
  • Giá vàng trong nước tăng cùng giá thế giới, chênh lệch gần 16 triệu đồng
  • NSND Lệ Ngọc lấy nước mắt khán giả trong vở kịch mới
  • Thế giới đã ghi nhận trên 182,7 triệu ca mắc COVID
  • Từ đầu mùa dịch, hơn 8.270 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế vi phạm bị xử phạt
推荐内容
  • Công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: Phục vụ đắc lực hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Công an
  • TP Hồ Chí Minh: Gần 1,2 nghìn người bị chấm dứt hợp đồng lao động do dịch Covid
  • Quảng Ninh: Tiếp tục thu hút khách và sớm phục hồi ngành du lịch
  • Cục Quản lý công sản kỷ niệm 20 năm thành lập
  • Karahomes tin cậy trong thông tin, chuyên nghiệp trong tư vấn
  • Toyota giới thiệu Innova phiên bản mới tại Malaysia