【lịch bóng ngoại hạng】Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp: Những nội dung mới cần quan tâm?
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp theo quy định mới: Đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với chuẩn mực kế toán công |
PV: Thưa ông, cơ sở nào để Bộ Tài chính xây dựng và ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BTC thay thế Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp?
Ông Vũ Đức Chính:Trong quá trình xây dựng thông tư thay thế Thông tư số 107, chúng tôi đã tổ chức các buổi hội thảo, làm việc trực tiếp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ Tài chính để thảo luận về các nội dung vướng mắc, yêu cầu quản lý mới cần được nghiên cứu sửa đổi theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ chế tài chính có liên quan.
Theo đó, các ý kiến đều cho rằng, bối cảnh thực hiện Thông tư số 107 có nhiều chính sách thay đổi, cơ chế quản lý của khu vực công (khối đơn vị sự nghiệp công lập), nội dung về quản lý tài sản công, các nội dung khác liên quan tới tài chính - ngân sách… với những thay đổi nhất định; qua đó tác động rất lớn tới công tác tổ chức kế toán, cũng như hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị.
Từ năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-BTC công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 và Quyết định số 1366/QQ-BTC công bố 6 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 2, để làm cơ sở xây dựng chế độ kế toán tương ứng. Sau khi chuẩn mực kế toán được ban hành, có nhiều nội dung mà các cơ quan quản lý, đơn vị có ý kiến mong muốn Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi các chế độ kế toán nhằm đảm bảo phù hợp với chuẩn mực kế toán đã ban hành, hướng đến hội nhập quốc tế, làm tốt hơn công tác quản lý tài chính công trong khu vực nhà nước.
Bộ Tài chính cũng nhận thấy, có nhiều ý kiến phản ánh về tình hình thực hiện tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động của công tác kế toán tại các đơn vị. Bên cạnh đó, qua công tác quản lý, giám sát và nắm bắt ý kiến phản ánh của các đơn vị địa phương, Bộ Tài chính nhận thức rất nhiều vướng mắc phát sinh.
Chính vì vậy, Thông tư số 24/2024/TT-BTC được ban hành xuất phát từ yêu cầu phù hợp với pháp luật về ngân sách nhà nước, cơ chế tài chính, quản lý tài sản; phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán công của Việt Nam; xử lý các vướng mắc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp đã và đang được tổ chức công tác kế toán tập trung, tinh giản biên chế, thu gọn đầu mối kế toán.
PV:Được biết, thông tư xây dựng trên cơ sở kế thừa hệ thống tài khoản của các thông tư trước đây. Ngoài ra, thông tư có bổ sung, sửa đổi tài khoản kế toán và nguyên tắc kế toán không, thưa ông?
Ông Vũ Đức Chính:Thông tư 24 đã hệ thống hóa lại các tài khoản kế toán và hướng dẫn hạch toán phù hợp với cơ chế tài chính, chuẩn mực kế toán công Việt Nam và thực tế hoạt động của các đơn vị.
Thông tư số 24 đã bổ sung các nguyên tắc hạch toán của các tài khoản phù hợp với cơ chế tài chính và các chuẩn mực kế toán công Việt Nam đã ban hành, trong đó hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí; khắc phục các tồn tại trong việc kế toán nhận kinh phí và theo dõi nguồn mua sắm tài sản công, hàng tồn kho, nguồn cải cách tiền lương của đơn vị, kinh phí được chuyển năm sau, điều chỉnh số liệu kế toán… Các quy định của thông tư đảm bảo việc ghi chép kế toán được thực hiện thống nhất và số liệu báo cáo tài chính được trình bày đầy đủ, phù hợp.
Trên cơ sở các tồn tại, bất cập hiện nay, Thông tư số 24 đã bổ sung hướng dẫn hạch toán và đối chiếu công nợ phải thu, phải trả của đơn vị kế toán, hạch toán tỷ giá phù hợp với quy định; sửa đổi một số nội dung liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động liên doanh, liên kết; hạch toán ghi nhận doanh thu, chi phí, các quỹ; hướng dẫn hạch toán chi phí xây dựng cơ bản chờ phê duyệt quyết toán để đảm bảo việc trình bày tài sản trên báo cáo tài chính chính xác, đầy đủ. Sửa đổi và hướng dẫn hạch toán tài khoản ngoại bảng “Dự toán viện trợ không hoàn lại” để phù hợp với quản lý vốn viện trợ hiện nay.
Đơn vị giao nhiệm vụ xây dựng Thông tư số 24 cũng đã cập nhật thêm các hướng dẫn hạch toán liên quan đến tiếp nhận kinh phí ủy quyền, ủy thác để chi trả cho các đối tượng có liên quan theo quy định; hướng dẫn hạch toán mua sắm tài sản cố định, vật tư, nguyên liệu của đơn vị kế toán cấp trên để cấp phát cho các đơn vị kế toán (theo ngành dọc); hướng dẫn hạch toán các khoản dự phòng áp dụng cho đơn vị sự nghiệp công lập và đơn vị khác có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định; hướng dẫn kế toán tài sản thuê, mượn, đặt máy, tài sản đặc thù… theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công.
Thông tư 24 cũng hướng dẫn hạch toán hàng dự trữ quốc gia cho các đơn vị thuộc các bộ, ngành được giao quản lý; kế toán tài sản kết cấu hạ tầng nói chung (trong đó có tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi), trừ tài sản kết cấu hạ tầng được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; kế toán của Ban quản lý dự án phù hợp với cơ chế tài chính và mô hình hoạt động hiện nay (là đơn vị sự nghiệp công lập).
PV:Thời điểm áp dụng thông tư từ ngày 1/1/2025 có phù hợp không, thưa ông?
Ông Vũ Đức Chính:Các quy trình nghiệp vụ về kế toán phức tạp và có nhiều nội dung hướng dẫn mới nhằm triển khai chuẩn mực kế toán công Việt Nam, các đơn vị cần có thời gian nghiên cứu, đào tạo cán bộ và thiết lập các phần mềm kế toán phù hợp, đồng thời triển khai thực hiện chuyển đổi số dư từ dữ liệu cũ sang dữ liệu mới. Vì vậy, thời điểm áp dụng Thông tư kể từ ngày 1/1/2025 sẽ tạo điều kiện cho các đơn vị có thời gian, phù hợp với thực tế và đảm bảo khả thi.
PV:Xin cảm ơn ông!
Bao quát đầy đủ phạm vi, đối tượng và nội dung công tác kế toán Theo ông Vũ Đức Chính, Thông tư 24 thay thế 4 thông tư, gồm: Thông tư số 107/2017/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp; Thông tư số 108/2018/TT-BTC hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia; Thông tư số 79/2019/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công; Thông tư số 76/2019/TT-BTC hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi. Theo đó, thông tư này đã bao quát đầy đủ phạm vi, đối tượng và nội dung công tác kế toán của 4 thông tư được thay thế, đảm bảo không có khoảng trống khi các đơn vị bắt đầu thực hiện từ năm 2025. Với các nội dung bổ sung, sửa đổi được quy định trong Thông tư 24, đã đảm bảo sự phù hợp, thống nhất trong việc thực hiện công tác kế toán tại các đơn vị kế toán khi được giao thực hiện các hoạt động khác nhau, có thể tổ chức 1 hệ thống kế toán, xây dựng 1 hệ thống ứng dụng tin học với phân quyền phù hợp tại từng đơn vị. Thông tư này đã hướng dẫn cụ thể các mô hình tổ chức hoạt động của các đơn vị như đơn vị kế toán, đơn vị hạch toán phụ thuộc, đầu mối chi tiêu. Thực tế trước kia, một số đơn vị kế toán như Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước cũng đã chủ động tổ chức thu gọn các đơn vị kế toán tại các quận, huyện với phương án công việc kế toán được tập trung tại cấp tỉnh, thành phố, từ đó giảm bớt bộ máy, con người làm công tác kế toán ở tuyến quận, huyện. Với các quy định mới tại Thông tư 24, các đơn vị thuộc cấp tỉnh, huyện sẽ có phương án rõ, cụ thể hơn, từ đó có quyết định phù hợp với tổ chức bộ máy, hoạt động và quy trình ngân sách, giao dự toán của các đơn vị. Nói cách khác, các quy định này giúp cho các đơn vị có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với tổ chức bộ máy kế toán hiện nay, giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong việc tổ chức công tác kế toán tại các các đơn vị có mô hình tổ chức khác nhau. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Gia cảnh thất thế, mẹ chồng quê dạy con dâu tiết kiệm
- ·Đồng Phú: Ông Đinh Văn Kỹ được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện
- ·Đại hội đại biểu Hội Nông dân thị xã Phước Long lần thứ IV
- ·Thi đua yêu nước trở thành động lực quan trọng trong phát triển KT
- ·Vật vã với bệnh viêm khớp mà vẫn học giỏi đều
- ·Góp ý tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước
- ·Khai mạc Đại hội đại biểu Hội Nông dân thị xã Chơn Thành
- ·Đại biểu Quốc hội băn khoăn về 'lãng phí' điện năng lượng tái tạo
- ·Địa chỉ in ruy băng theo yêu cầu chất lượng cao hiện nay
- ·157 tác phẩm lọt vào chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 17
- ·Phát huy vai trò của kinh tế hợp tác trong xây dựng nông thôn mới
- ·Cử tri Đồng Xoài mong sớm giải quyết các vụ tranh chấp đất đai
- ·Phát động Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam
- ·Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định
- ·Sôi nổi hoạt động vui chơi, giải trí của công nhân, lao động
- ·Bình Phước: Các tổ đại biểu họp thảo luận trước kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh
- ·Fukushima prefecture helps Việt Nam overcome Typhoon Yagi aftermaths
- ·Tuần làm việc thứ 3: Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
- ·Bé gái 3 tuổi 5 lần mổ hụt tim vì thiếu tiền
- ·Ký ức tháng Ba lịch sử