【đá bóng hom nay】IMF: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam dự kiến giảm nhẹ về mức 6,5% trong năm 2019
Đây là nhận định của đoàn cán bộ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) được công bố ngày 25/4,ốcđộtăngtrưởngcủaViệtNamdựkiếngiảmnhẹvềmứctrongnăđá bóng hom nay sau khi hoàn thành tham vấn Điều khoản IV cho Việt Nam. Đoàn do ông Alex Mourmouras dẫn đầu đã đến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ ngày 3 đến ngày 19/4 để tiến hành thảo luận, trong khuôn khổ tham vấn Điều IV năm 2019.
Triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn khả quan
Kết thúc chuyến công tác, ông Mourmouras kết luận, những căng thẳng thương mại và bất ổn tài chính ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi trong năm 2018 cũng đã có những tác động đến nền kinh tế rất mở của Việt Nam, gồm cả qua sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn có sức chống chịu tốt và tăng trưởng đạt mức 7,1%, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây, với đà tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì trong quý I/2019.
Tăng trưởng đồng đều ở mọi lĩnh vực được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng tốt về thu nhập và tiêu dùng của tầng lớp trung lưu đô thị đang tăng lên, bởi khu vực chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh mẽ và dòng tiền vào nhờ du lịch, kiều hối và đầu tư trực tiếp ngày càng tăng. Lạm phát trung bình là 3,5% trong năm 2018.
Thâm hụt ngân sách của khu vực Chính phủ chung đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2016 - 2018 so với giai đoạn trước năm 2016. Mức thâm hụt thấp hơn cùng với các quy định chặt chẽ về cấp bảo lãnh chính phủ cho các khoản vay mới và với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đang giúp tài chính công của Việt Nam có nền tảng vững chắc hơn. Nợ công và nợ chính phủ bảo lãnh giảm từ mức 60% GDP vào cuối năm 2016 xuống 55,5% GDP vào cuối năm 2018.
Theo ông Mourmouras, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn khả quan nhờ các yếu tố nền tảng vững mạnh, cơ cấu thương mại đa dạng và cam kết của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng lấy khu vực kinh tế tư nhân làm động lực chính.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dự kiến giảm nhẹ về mức 6,5% trong năm 2019 và trong trung hạn, phản ánh các điều kiện bên ngoài xấu đi. Lạm phát dự kiến sẽ tăng nhẹ trong năm 2019 do sự tăng giá của một số mặt hàng nhà nước quản lý nhưng vẫn nằm dưới mục tiêu 4% của Chính phủ.
Cần cải thiện chất lượng củng cố tài khóa để tạo thêm dư địa
Đoàn công tác IMF cho rằng, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục củng cố tài khóa, song cần cải thiện chất lượng củng cố tài khóa để tạo thêm dư địa tài khóa, thu hẹp khoảng cách giữa chi an sinh xã hội và chi đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng phó với thách thức sắp tới về già hóa dân số nhanh.
Đồng thời, đoàn công tác cũng đánh giá tiến triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các thị trường vốn khác ở Việt Nam cũng như kế hoạch của các bộ ngành về cải thiện cơ sở hạ tầng là đáng hoan nghênh. Thị trường vốn sẽ giúp giảm chi phí vốn tại Việt Nam và thúc đẩy việc chuyển dịch sang các ngân hàng bán lẻ.
Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam dự định sẽ dần dần chuyển từ phân bổ hạn mức tín dụng mang tính hành chính sang các phương thức dựa trên thị trường và các ngân hàng sẽ áp dụng chuẩn mực về vốn Basel II vào tháng 01/2020. Điều này sẽ đòi hỏi phải củng cố các ngân hàng thương mại nhà nước, bao gồm cả cải thiện quản trị và tạo các đệm vốn cao hơn.
Bên cạnh đó, kế hoạch hiện đại hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ gồm cả điều hành tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nhằm làm cho đồng nội tệ trở thành một công cụ hấp thụ tốt hơn các cú sốc bên ngoài cũng rất đáng hoan nghênh. NHNN nên tiếp tục tích lũy từ dự trữ quốc tế. Để đảm bảo sự ổn định tài chính và tiền tệ, nên củng cố hệ thống các chính sách và quy định an toàn vĩ mô.
Các chuyên gia của IMF cho rằng, nền kinh tế vững mạnh đã tạo cơ hội cho những cải cách cơ cấu tham vọng hơn nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân trong nước, giải quyết sự méo mó chính sách kinh tế, hạn chế năng lực và tăng đầu tư.
Do đó, nên tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính, cấp phép và tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với đất đai và tín dụng. Việc chia sẻ thông tin nhiều hơn và tăng tính minh bạch trong toàn bộ các cơ quan của Chính phủ, giữa khu vực công và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp Việt Nam đạt được vị thế hoàn toàn là một thị trường mới nổi.
Theo Điều IV nằm trong các điều khoản thỏa thuận của IMF, IMF sẽ tiến hành thảo luận song phương với các nước thành viên thường niên. Một đoàn các cán bộ IMF sẽ đến làm việc tại nước thành viên, thu thập thông tin kinh tế, tài chính và thảo luận với các cơ quan chức năng về chính sách và tình hình kinh tế của quốc gia. Khi quay lại trụ sở chính, các cán bộ IMF sẽ thảo một báo cáo, báo cáo này là cơ sở để Ban Giám đốc điều hành IMF thảo luận. |
Thảo Miên
(责任编辑:World Cup)
- ·Số tiền đó giúp Sơn được 2 lần truyền thuốc!
- ·Chứng khoán hôm nay (21/8): Tiền vào cổ phiếu ngân hàng, VN
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/10/2023: Rực lửa Siêu kinh điển
- ·Tuyển Việt Nam, cầu thủ đầu tiên bị loại khỏi danh sách
- ·Sau sự cố tại Eximbank, NHNN yêu cầu rà soát lại cách tính lãi đối với thẻ
- ·Thanh Hóa: Mưa lũ chia cắt đường lên cửa khẩu Na Mèo
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng lấy lại đà tăng điểm nhưng chưa bứt phá
- ·Djokovic hạ Dimitrov, huyền thoại Paris Masters
- ·Giá vàng hôm nay 12/11: Vàng 'sập' mạnh
- ·Thừa Thiên Huế: Khởi tố đối tượng tấn công mạng máy tính của Công ty MGI
- ·Bạn đọc tham gia “sàng lọc ngân hàng”
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 25/10/2023
- ·Inter Miami hủy du đấu Trung Quốc, Messi chia sẻ điều chưa từng có
- ·Lãi suất trái phiếu chính phủ thứ cấp diễn biến phân hóa giữa các kỳ hạn
- ·16 Ủy viên Trung ương giữ chức vụ mới và bị cách chức, thôi chức trong năm 2022
- ·Thị trường chứng khoán sẽ diễn biến thế nào khi FED hạ lãi suất?
- ·Ngành Hải quan khảo sát DN về thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng
- ·TCO Holdings dừng mua lại cổ phần Xuất nhập khẩu An Vi
- ·Giá dầu đi xuống, chứng khoán châu Á biến động trái chiều
- ·Trọng tài tai tiếng trở lại bắt đại chiến Man City đấu Chelsea