【kq bxh anh】Sẵn sàng phương án xử trí khi có học sinh mắc COVID
Học sinh lớp 10 trường THPT Phúc Lợi (quận Long Biên) trong ngày đầu đi học trực tiếp trở lại.Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Tại cuộc họp,ẵnsàngphươngánxửtríkhicóhọcsinhmắkq bxh anh các ý kiến đánh giá việc thực hiện các yêu cầu chung để bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường học như tiêm vaccine phòng COVID-19; tập huấn các tình huống để xử trí khi xuất hiện ca mắc trong trường học; kinh nghiệm điều trị cho trẻ mắc COVID-19... Các lực lượng phòng, chống dịch vẫn phải lường đến những tình huống xấu như có thể xuất hiện biến chủng mới lây nhanh hơn, độc lực thấp hơn không đáng kể so với các chủng virus hiện tại, thậm chí có thể "lẩn tránh" vaccine, thuốc điều trị…
Qua quá trình thực hiện nghiêm các quy định, kịch bản phòng, chống dịch đã được ban hành, tập huấn, lãnh đạo Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong điều trị trẻ em mắc COVID-19. Đến nay, tỷ lệ trẻ mắc COVID-19, số ca bệnh diễn biến nặng thấp, tuy nhiên vẫn có trường hợp tử vong khi số ca mắc quá nhiều. Do vậy, các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh yếu tố phòng dịch và không để có quá nhiều trẻ mắc bệnh cùng lúc. Đáng chú ý, hiện nay, các loại thuốc điều trị COVID-19 không khuyến nghị sử dụng cho trẻ em; do đó, khi 20 triệu học sinh đến trường, số trẻ mắc COVID-19 có thể tăng lên bởi thực tế trẻ em khó thực hiện và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp 5K…
Đồng thời, các ý kiến khuyến cáo về việc trẻ lây nhiễm từ trường học về gia đình, trong đó có thể lây cho nhóm đối tượng nguy cơ cao, có bệnh nền và chưa tiêm vaccine COVID-19 như người cao tuổi, trẻ nhỏ tuổi, phụ nữ mang thai... Vì vậy, nếu không có các kịch bản phòng, chống dịch chi tiết, cụ thể khi có trường hợp học sinh mắc sẽ gây lúng túng cho các trường học khi triển khai thực hiện; phụ huynh, xã hội lo lắng.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, qua quá trình triển khai kế hoạch đưa học sinh trở lại trường, thành phố đã chỉ đạo các trung tâm y tế, trạm y tế hỗ trợ tích cực cho y tế học đường, tập huấn kỹ cho cán bộ quản lý, giáo viên, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết, dự báo số ca mắc COVID-19 sau Tết tăng cao do hoạt động đi lại và giao lưu dịp Tết, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng người già, người lớn và trẻ chưa tiêm vaccine, trẻ sơ sinh; do đó cần các biện pháp bảo vệ tốt để giảm tỷ lệ tử vong.
Theo đó, Bộ Y tế đang nhanh chóng cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh mắc COVID-19 cho cơ sở y tế các tuyến từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình huống số học sinh mắc COVID-19 tăng đột biến, gây quá tải. "Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát hướng dẫn bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường, phản ứng của y tế học đường, y tế cơ sở khi có ca mắc COVID-19", ông Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.
Các trường học tại Hà Nội chuẩn bị chu đáo trong công tác phòng, chống dịch.Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Tại cuộc họp, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn điều trị riêng cho trẻ mắc COVID-19 theo 2 tầng: Tự chăm sóc, điều trị tại nhà; điều trị trong bệnh viện.
Tương tự, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp cho rằng, Bộ Y tế cần có kế hoạch tập huấn cho tất cả các y, bác sỹ trong các bệnh viện nhi, khoa nhi. "Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ cử các bác sỹ giỏi, nhiều kinh nghiệm tham gia những lớp tập huấn đầu tiên", ông Nguyễn Trung Cấp khẳng định.
Từ thực tế điều trị bệnh nhi nặng đang điều trị các bệnh khác ở Bệnh viện Nhi Trung ương, ý kiến của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết sẽ yêu cầu tăng cường bảo vệ các khoa nhi, bệnh viện nhi trên toàn quốc, bảo đảm an toàn COVID-19. Bên cạnh đó, các bệnh viện sản, khoa sản chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị mắc COVID-19.
Nhấn mạnh mục tiêu bảo vệ sức khỏe của nhân dân lên hàng đầu, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe trẻ em, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng,Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phủ vaccine phòng COVID-19, trong đó tiêm vaccine cho học sinh để các em trở lại trường. Các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo an toàn trường học, nhất là tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong trường học, nhằm vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa không làm ảnh hưởng hoạt động sinh hoạt cộng đồng và hoạt động học tập trong nhà trường.
TheoTin tức TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·'Chấm dứt dịch AIDS
- ·Vụ tàu ngầm Argentina mất tích: Xác định nguyên nhân gây nổ
- ·Vụ Kim Jong
- ·Mỹ, Nhật Bản xác nhận 3 người mất tích trong vụ máy bay rơi
- ·Giá xăng dầu hôm nay 03/8/2024: Lao dốc, về mức thấp nhất kể từ đầu năm
- ·Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ lại gặp thất bại khi thử nghiệm
- ·Lở đất tại Quý Châu khiến hàng chục người mất tích
- ·Nhiều nước nỗ lực "tháo ngòi" căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh
- ·Giá vàng hôm nay 12/7/2024: Lần đầu tiên vàng nhẫn vượt mặt vàng miếng
- ·Syria: Hàng chục dân thường thiệt mạng tại vùng giảm leo thang
- ·Tháng 8, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 1,54%
- ·Cầu do Trung Quốc xây ở Kenya bị sập, 28 người bị thương
- ·Cuộc chiến giành ngai vàng nước Áo
- ·Mỹ: Siêu bão Harvey tràn vào Texas làm nhiều người thương vong
- ·Hội nghị triển khai chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư
- ·Đêm dư chấn kinh hoàng của người dân miền Trung Philippines
- ·Anh yêu cầu Facebook phối hợp điều tra nghi vấn can thiệp chính trị
- ·Câu chuyện tìm vàng ly kỳ trên con tàu đắm từ 1 thế kỷ trước
- ·Giá xăng RON95
- ·Tổng thống Philippines dọa chấm dứt hòa đàm với phiến quân