会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bd gh】Doanh nghiệp niêm yết trên HOSE: Hiệu quả huy động vốn song hành cùng chất lượng doanh nghiệp!

【bd gh】Doanh nghiệp niêm yết trên HOSE: Hiệu quả huy động vốn song hành cùng chất lượng doanh nghiệp

时间:2024-12-24 00:14:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:163次

Ngày càng nhiều doanh nghiệp vốn “nghìn tỷ” lên sàn

Ngày 28/7/2000,ệpniêmyếttrênHOSEHiệuquảhuyđộngvốnsonghànhcùngchấtlượngdoanhnghiệbd gh Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên với hai mã cổ phiếu là REE và SAM, đánh dấu một bước tiến quan trọng của TTCK Việt Nam.

Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn dè dặt lên niêm yết trên TTCK. Đến năm 2006, với các chính sách, sự kiện quan trọng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng như: Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); chính sách ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp niêm yết trong 2 năm kể từ khi lên niêm yết; Luật Chứng khoán ra đời cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn đã tạo một khung pháp lý vững chắc cho thị trường… đã tạo ra một làn sóng lên sàn ồ ạt của các công ty cổ phần. Số doanh nghiệp niêm yết mới trong năm 2006 tăng gấp hơn 2 lần so với con số của 5 năm trước cộng lại (74 cổ phiếu lên giao dịch), đạt đỉnh điểm là năm 2010 với 81 công ty mới lên niêm yết.

Giai đoạn tiếp theo, số lượng công ty lên niêm yết không cao như giai đoạn trước nhưng khối lượng cổ phiếu lên niêm yết tăng lên đáng kể với những doanh nghiệp lớn đầu ngành, quy mô vốn lớn chào sàn như: GAS (2012); BID (2014); PLX (2017); VHM, POW (2018); HVN, GVR (2019).

HOSE
Nhiều đại doanh nghiệp chào sàn HOSE nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư. Ảnh: Bá Thụy.

Tính đến 31/12/2019, bên cạnh 378 cổ phiếu, HOSE còn niêm yết và giao dịch 3 chứng chỉ quỹ, 2 ETF, 43 trái phiếu và 37 chứng quyền có bảo đảm (tương đương gần 85,4 tỷ chứng khoán). Đến nay, bên cạnh 380 cổ phiếu, trên Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) còn có 3 chứng chỉ quỹ đóng, 4 quỹ ETF, 43 trái phiếu và 76 mã chứng quyền đang niêm yết.

Về quy mô niêm yết, theo thống kê từ HOSE, đến cuối 2019, trong tổng số 378 doanh nghiệp niêm yết, có 19 doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng (chiếm 5%) (chủ yếu thuộc nhóm ngành tài chính, bất động sản, tiêu dùng thiết yếu), 97 doanh nghiệp niêm yết có mức vốn điều lệ từ 1.000 – 10.000 tỷ đồng (chiếm 26%) và 262 doanh nghiệp niêm yết có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đồng (chiếm 69%). Đặc biệt, cuối năm 2019, HOSE chấp thuận niêm yết cho 4 tỷ cổ phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (GVR).

Về quy mô vốn hóa, tính đến 31/12/2019, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu trên HOSE đạt 3,28 triệu tỷ đồng, tương đương gần 54,3% GDP, chiếm hơn 90% giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu cả nước. Có 23 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD, tổng vốn hóa của các doanh nghiệp này chiếm gần 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu trên HOSE.

Hiệu quả huy động vốn được khẳng định

Nếu như giai đoạn 2000 – 2004, huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK không đáng kể, thì giai đoạn từ 2005 đến nay, hoạt động này khởi sắc hơn rất nhiều. Kể từ khi tham gia niêm yết, các doanh nghiệp đã thực hiện 1.748 đợt phát hành để huy động vốn, trả cổ tức, phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với gần 48 tỷ cổ phiếu được phát hành thêm. Huy động vốn trên TTCK đạt mức tăng trưởng tích cực, có 834 đợt phát hành để huy động vốn (phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ), tổng số tiền huy động được từ các đợt phát hành này gần 298.000 tỷ đồng.

Tính chung toàn thị trường, vốn điều lệ tại 31/12/2019 của trung bình mỗi doanh nghiệp niêm yết trên HOSE đã tăng khoảng 110% so với vốn điều lệ tại thời điểm niêm yết lần đầu.

Sau 20 năm phát triển TTCK, khả năng tiếp cận những nguồn vốn trên TTCK của doanh nghiệp niêm yết ngày càng nâng cao, giúp giảm áp lực cho kênh tín dụng ngân hàng. Năm 2019, các thương vụ bán vốn lớn thành công (SK Group đầu tư 1 tỷ USD vào VIC; khoản đầu tư của GIC và Mizuho 265 triệu USD vào VCB; Keb Hana Bank đầu tư 20.300 tỷ đồng để sở hữu 603,3 triệu cổ phần của BID) đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giúp duy trì dòng vốn ngoại đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Bên cạnh cổ phiếu, lượng vốn huy động qua kênh phát hành trái phiếu của doanh nghiệp niêm yết có nhiều diễn biến tích cực trong 3 năm gần đây. Hầu hết các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đều được thực hiện dưới hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ. Tổ chức phát hành chủ yếu đến từ các ngành bất động sản, ngân hàng, dịch vụ tài chính, xây dựng và vật liệu. Trong năm 2018, HOSE đã cấp quyết định niêm yết cho 13 trái phiếu doanh nghiệp, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp được đưa vào giao dịch tăng khoảng 70% so với năm 2017 (tương đương giá trị gần 21.000 tỷ đồng). Năm 2019, hoạt động này trầm lắng hơn, với 13 trái phiếu đưa vào giao dịch tương đương giá trị hơn 14.000 tỷ đồng.

Chất lượng hoạt động của doanh nghiệp được nâng tầm

Doanh nghiệp niêm yết trên HOSE đóng góp rất nhiều gương mặt trong top 1.000 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất năm 2018 (do Tổng cục Thuế công bố tháng 10/2019). Top 10 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất có đến 5 công ty niêm yết bao gồm GAS, VCB, TCB, VNM, BID. Căn cứ theo số liệu tại báo cáo tài chính quý IV/2019 của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp năm 2019 là xấp xỉ 54.757 tỷ đồng. Trong đó VIC, VHM, NVL, VCB, GAS, TCB, VNM, BID, MBB, HPG, MWG, SAB, HVN, PLX là những doanh nghiệp có mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2019 hơn 1.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện ở tính chuyên nghiệp, minh bạch và kịp thời của thông tin, các vi phạm về minh bạch thông tin mà cụ thể là vi phạm về báo cáo và công bố thông tin đã giảm rõ rệt.

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp chủ động công bố thông tin bằng tiếng Anh cũng tăng lên, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp quy mô lớn, có đối tác nước ngoài. Tính đến 2019, có khoảng gần 10% các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin báo cáo thường niên và tài liệu đại hội cổ đông bằng tiếng Anh.

Cùng với đó, các công ty đã dần tiến đến thực hiện các thông lệ tốt về quản trị công ty. Năm 2018 có 133 doanh nghiệp thuộc nhóm quản trị công ty mức cơ bản, sang năm 2019 một số lượng lớn các doanh nghiệp này đã dịch chuyển lên các vị trí cao hơn, chỉ để lại 69 doanh nghiệp thuộc nhóm cơ bản. Số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm có quản trị công ty đi đầu tăng từ 17 doanh nghiệp (năm 2018) lên 35 công ty (năm 2019).

Sự phát triển của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE là minh chứng rõ rệt khẳng định vai trò kênh huy động và phân bổ vốn của TTCK, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước./.

Duy Thái

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Vụ nữ Chánh văn phòng nói ‘mạng người không quan trọng’: Công an công bố chi tiết vụ việc
  • Party Chief receives Japan’s LDP general secretary
  • Int’l law association formed in Việt Nam
  • Indian Prime Minister Modi set to visit Việt Nam
  • Người “bất chấp tất cả” điều khiển xe ô tô chạy ngược chiều trên đường cao tốc là ai ?
  • Party chief pushes resources for Cần Thơ
  • VN, China agree to deepen defence ties
  • Strengthening partnership for regional sustainable development: President
推荐内容
  • Chất lượng không khí nhiều nơi ở mức xấu, người dân cần đeo khẩu trang khi ra đường
  • PM urges China
  • Viet Nam important pillar in India’s Act East Policy: Modi
  • President welcomes new ambassadors
  • Bộ Y tế: Yêu cầu đình chỉ lưu hành thuốc ‘Nhức khớp tiêu bại hoàn’
  • VN President hails economic ties with Japan’s Kansai region