【bang sep hang laliga】Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp bách đầu tư phát triển cá tra giống
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi,ĐồngbằngsngCửuLongCấpbchđầutưphttriểnctragiốbang sep hang laliga chế biến và xuất khẩu cá tra chủ lực của cả nước, mang lại giá trị kinh tế cao. Thời gian gần đây giá cá tra thương phẩm dao động ở mức cao, cộng với tình hình xuất khẩu thuận lợi nên các doanh nghiệp chế biến và người nuôi có lãi. Tuy nhiên, một trong những khâu quan trọng cần giải quyết nhanh đó là nâng cao chất lượng con giống...
Nâng chất lượng giống là khâu quan trọng để tăng chất lượng cá tra thương phẩm, phục vụ xuất khẩu...
Tập trung cho giống cá tra
Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (thuộc Tổng cục Thủy sản) cho biết, sau 3 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì ngành hàng cá tra đã tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2022. Theo đó, giá cá tra giống có thời điểm duy trì ở mức cao kỷ lục trong hơn 2 năm qua do nguồn cung hạn chế, sức mua tăng (khoảng 45.000-50.000 đồng/kg giống loại 30-35 con/kg ở Đồng Tháp, An Giang, thành phố Cần Thơ). Tại thời điểm cuối tháng 7-2022, giá cá tra giống đang ở mức 29.000-30.000 đồng/kg. Trong khi giá cá tra thương phẩm có thời điểm tăng khoảng 10.000-13.000 đồng/kg so với 6 tháng cuối năm 2021, các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, ương dưỡng giống, nuôi thương phẩm, chế biến, xuất khẩu đều có lãi. “Trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra thì con giống là khâu then chốt, quyết định sự thành bại của toàn chuỗi”, ông Nhữ Văn Cẩn lưu ý.
Theo Tổng cục Thủy sản, nếu như năm 2009, toàn vùng ĐBSCL có 152 trại sinh sản cá bột, khoảng 4.441 hộ ương cá giống trên diện tích hơn 1.929ha, năng lực sản xuất được hơn 15,6 tỉ cá bột và 1,93 tỉ cá giống. Đến năm 2019, toàn vùng ĐBSCL có 230 cơ sở sản xuất cá tra bột, khoảng 4.000 hộ dân ương cá tra giống với diện tích 3.500ha. Năm 2022, theo số liệu báo cáo của Chi cục Quản lý Nuôi trồng thủy sản các tỉnh, thành phố thì sản xuất, ương dưỡng cá tra, cả nước hiện có 103 cơ sở sản xuất giống tập trung tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp; có 1.913 cơ sở ương dưỡng giống cá tra đang hoạt động, tập trung tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và thành phố Cần Thơ. Tính đến cuối tháng 7-2022, diện tích thu hoạch giống cá tra đạt 1.953ha, sản lượng cá tra bột, cá tra giống sản xuất ước đạt khoảng 15,9 tỉ con cá tra bột và trên 2,2 tỉ con cá tra giống, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng cá tra giống thu hoạch trong các tháng 2, 4, 5 tăng tương ứng là 71%, 96%, 63%, riêng tháng 3 giảm 26% so với cùng kỳ. Trong khi đó, diện tích thả nuôi cá tra các tháng 2, 4, 5 tăng tương ứng là 94%, 20%, 49,4% và riêng tháng 3 giảm 29% so với cùng kỳ năm 2021. Qua đó, có thể thấy chưa có sự liên kết giữa hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống và hoạt động nuôi thương phẩm.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho hay, hiện nay sản xuất cá tra của tỉnh Đồng Tháp chiếm hơn 33% diện tích và gần 35% sản lượng cá tra toàn vùng; đồng thời cung cấp khoảng 60% sản lượng cá giống cho vùng ĐBSCL. Hàng năm, tỉnh cung cấp khoảng 20 tỉ con cá tra bột và khoảng 1,2-1,3 tỉ con cá tra giống, đủ nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Cần giải pháp đồng bộ
Mặt được là vậy, tuy nhiên trong quá trình phát triển giống cá tra ở ĐBSCL cũng gặp không ít khó khăn. Ông Tiền Ngọc Tiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng VII (Cục Thú y, thuộc Bộ NN&PTNT), cho biết: Năm 2021, thiệt hại trên cá tra là 501ha, chủ yếu do dịch bệnh xảy ra tại 32 xã của 13 huyện, thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và thành phố Cần Thơ. Riêng trong 7 tháng đầu năm 2022, thiệt hại trên cá tra được ghi nhận trên 300ha, chủ yếu là do dịch bệnh, tại 53 xã thuộc 18 huyện của 3 tỉnh gồm An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Cơ quan thú y đã giám sát, phát hiện bệnh nguy hiểm trên cá tra là bệnh gan thận mủ và một số bệnh thông thường phổ biến khác như bệnh xuất huyết, ký sinh trùng…
Theo ông Tiên, trong sản xuất cá tra giống hiện nay có những khó khăn như, một số địa phương bố trí lượng kinh phí còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, có địa phương không bố trí kinh phí gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh; nhiều địa phương thiếu nhân lực làm công tác thú y thủy sản tại tuyến xã, huyện dẫn đến quản lý dịch bệnh, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh cho người nuôi bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, công tác xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất cá tra an toàn dịch bệnh, hướng dẫn việc sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho cá tra... chưa được quan tâm, đẩy mạnh. Các doanh nghiệp chưa chủ động triển khai các chương trình giám sát tại cơ sở, đa số là không có kế hoạch giám sát.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng đến hiệu quả của người sản xuất cá tra nói chung và sản xuất giống nói riêng. Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra vẫn chưa ổn định, tỷ lệ hao hụt còn cao, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Trình độ sản xuất giống của các cơ sở trong tỉnh chưa đồng đều, quy mô nhỏ lẻ, một số cơ sở chưa thực sự quan tâm chú trọng đến nguồn gốc, chất lượng cá bố mẹ, số doanh nghiệp đầu tư sản xuất, cung cấp giống quy mô lớn còn ít nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn giống chất lượng cao của các cơ sở ương, nuôi. Phát triển giống chất lượng cao tại các địa phương còn rất khó khăn về nguồn lực thực hiện nên cần và đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là về nguồn lực tài chính…
Tổng cục Thủy sản cho rằng, khó khăn trong sản xuất giống cá tra hiện nay là thiếu HCG cục bộ (một trong các loại kích dục tố sử dụng cho cá sinh sản); ngoài ra cá giống mắc nhiều bệnh; tỷ lệ sống khi ương dưỡng từ giai đoạn cá bột lên cá giống còn thấp (khoảng 15%), giá thành sản xuất cao, cá bố mẹ chất lượng còn kém... Với những khó khăn trên, nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất và tăng cường kiểm soát chất lượng giống cá tra được các tỉnh đưa ra. Trong đó, tiếp tục triển khai các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm; mỗi năm cung cấp 25.000 cá hậu bị chất lượng cao, nhằm thay thế và duy trì đàn cá bố mẹ chọn giống cho cơ sở sản xuất cá bột. Ứng dụng công nghệ mới vào công đoạn ương dưỡng cá tra, nhằm nâng cao tỷ lệ sống; chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng liên kết chuỗi cá tra 3 cấp tại tỉnh An Giang, nhân rộng ra một số địa phương có ương dưỡng giống cá tra như Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Long An... Theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, hiện đã nghiên cứu bước đầu ở phạm vi nhỏ về một số giải pháp thay thế HCG trong sinh sản nhân tạo cá tra, như thực hiện bằng não thủy thể hoặc có thể kết hợp sử dụng não thủy thể với LH-Rha, sử dụng sản phẩm Ovaprim.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu, các tỉnh, thành nuôi cá tra tại ĐBSCL phải tiếp tục triển khai các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm. Trong chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra, con giống là khâu then chốt, quyết định sự thành bại. Giai đoạn trước năm 2010, chất lượng giống cá tra chưa được coi trọng, nhưng giai đoạn 2010-2020, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương triển khai một số đề tài dự án nhằm nâng cao chất lượng di truyền đàn cá tra bố mẹ và sản xuất cá tra giống chất lượng cao nhằm phục vụ nuôi cá thương phẩm để xuất khẩu.
Tới đây, cần tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào ương dưỡng cá tra giống nhằm nâng cao tỷ lệ sống, giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên nước và điều kiện tự nhiên. Tăng cường hợp tác, liên kết chuỗi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng liên kết chuỗi cá tra 3 cấp. Đồng thời, các doanh nghiệp, cơ sở nuôi cá tra quan tâm liên kết với vùng sản xuất giống một cách chặt chẽ thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong việc giám sát theo dõi quá trình thực hiện sản xuất. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, ngành thủy sản nói chung và đặc biệt ngành hàng cá tra đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Hiện tại các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi sản xuất, ương dưỡng giống, nuôi thương phẩm, chế biến, xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL đều có lãi. Đây là cơ hội tốt để phát triển cá tra giống…
Bài, ảnh: HƯNG TÂN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Tĩnh: Người dân nghi Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên xả thải làm cá chết rải rác ở kênh N3
- ·Sôi nổi Cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa truyền thống “Đất và người Thuận An”
- ·Vingroup mạnh tay đầu tư cho công tác phòng cháy chữa cháy
- ·Bình Dương khai mạc Lễ hội “Mùa trái chín” năm 2024
- ·Công điện của Thủ tướng: Tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ
- ·Nước khoáng Vital – món quà quý cho gia đình!
- ·Chuyện tình yêu cổ tích của ông bà chủ "4 bàn chân héo, 4 bàn tay tươi"
- ·Bắc Kạn: Khánh thành cầu tràn Bản Tý do Tập đoàn Tân Hoàng Minh tài trợ
- ·Tìm hiểu về Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9/11)
- ·Đến Mộc Châu đón xuân về!
- ·Yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh tại một siêu thị điện máy của Media Mart
- ·Sôi nổi Cuộc thi tìm hiểu lịch sử văn hóa truyền thống “Đất và người Thuận An”
- ·Xác lập hai kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024
- ·TP.Thuận An: Phát triển văn hóa đọc trên không gian số
- ·90 năm truyền thống vẻ vang
- ·Những căn nhà chọn... chủ!
- ·Kỹ nghệ mua bán nhà chung cư
- ·Những nỗi đau mang tên… sốt đất!
- ·Công nghệ
- ·Ung thư vòm họng