【kết quả legia warszawa】Vì sao Bộ Giao thông vận tải đề xuất tăng phí ở 37 dự án BOT?
Bộ Giao thông vận tải ra chỉ thị chống gian dối trong thu phí BOT | |
Công bố báo cáo doanh thu các trạm BOT trong quý I | |
Kiểm toán các dự án BOT, BT: Sai phạm nhiều, thất thoát lớn | |
Bộ Giao thông vận tải kiến nghị thu phí trạm BOT Cai Lậy trở lại |
Đến hạn tăng phí
Theo Bộ Giao thông vận tải, hiện Bộ Giao thông vận tải đang quản lý 61 dự án BOT (không tính 4 dự án BT và 1 dự án BOO); trong đó có 59 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, 2 dự án đang đầu tư xây dựng. Trong năm 2017, Bộ đã dừng chủ trương đầu tư 13 dự án đang nghiên cứu hoặc mới phê duyệt đề xuất dự án trên các đường hiện hữu.
Trong số 59 dự án đã đưa vào vận hành khai thác, có 52 dự án có đủ số liệu đánh giá việc tăng, giảm lưu lượng so với dự báo ban đầu, 4 dự án mới đưa vào thu phí cuối tháng 12/2018 và đầu năm 2019 không đủ cơ sở để đánh giá và 3 dự án đang dừng thu. Cụ thể, trong năm 2018 có 31/52 dự án (chiếm khoảng 60%) có lưu lượng thực tế cao hơn dự báo trong hợp đồng BOT, có 11/52 dự án (chiếm khoảng 20%) có lưu lượng thực tế đạt từ 80-100% so với dự báo trong hợp đồng, khoảng 10 dự án có lưu lượng thực tế thấp (dưới 80%) so với dự báo trong hợp đồng. Như vậy, lưu lượng xe thực tế đến thời điểm này cơ bản phù hợp với lưu lượng dự báo trong phương án tài chính các dự án BOT.
Về mức thu phí và lộ trình tăng phí. Theo quy định tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, lộ trình tăng phí dự kiến 3 năm một lần, mỗi lần tăng từ 12-18% tùy từng dự án. Mức phí tại các trạm đều được sự đồng thuận của địa phương và được Bộ Tài chính ban hành thông tư thu phí riêng cho từng trạm trước khi thu phí.
Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại các Thông báo 107/TB-VPCP ngày 27/5/2016 về việc "trước mắt chưa tăng phí BOT và giãn thời gian thu phí tối đa đối với các dự án BOT" và Thông báo số 321/TB-BCĐĐHG ngày 5/5/2017 về việc "giao Bộ Giao thông Vận tải sớm có phương án điều chỉnh giá dịch vụ BOT của các trạm đã quyết toán trong năm 2017 theo hướng ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian thu phí", nên Bộ Giao thông vận tải chưa thực hiện việc tăng phí theo lộ trình như quy định trong hợp đồng BOT. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã nhận được đề xuất của một số nhà đầu tư đề nghị tăng phí theo lộ trình trong Hợp đồng BOT.
Trong khi đó, theo điều khoản đã ký kết của 59 hợp đồng BOT, đến thời điểm này có 37 dự án tới hạn tăng phí 12-18% theo lộ trình. Trong đó, năm 2018 tăng phí 2 dự án, năm 2019 tăng phí 35 dự án, năm 2020 tăng phí 10 dự án, năm 2021 tăng phí 2 dự án, các dự án còn lại sẽ tăng phí sau năm 2021. Đặc biệt, có 26 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính ban đầu.
Do đó, nếu không có giải pháp đồng bộ, kịp thời có thể kéo theo một số hệ lụy như phá vỡ phương án tài chính của các dự án, các khoản vay đầu tư BOT sẽ thành nợ xấu, ảnh hưởng đến chủ trương kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP, đặc biệt trong việc kêu gọi đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông đang triển khai thực hiện.
Đến thời điểm này có 37 dự án tới hạn tăng phí 12-18% theo lộ trình, trong đó, năm 2018 tăng phí 2 dự án, năm 2019 tăng phí 35 dự án. (Ảnh minh họa) Ảnh: XT. |
Đề xuất 2 phương án
Đề cập đến nguyên nhân của việc vì sao doanh thu của một số trạm BOT lại bị sụt giảm, Bộ Giao thông vận tải cho biết, nguyên nhân dẫn đến sụt giảm doanh thu là do lưu lượng thấp hơn so với dự báo. Cụ thể do kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội tại một số địa phương không đúng như dự báo ảnh hưởng đến lưu lượng xe qua trạm thấp hơn dự báo (như dự án hầm Đèo Cả dự kiến kinh tế Vân Phong sớm đi vào hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động); một số trạm thu phí có số lượng xe sử dụng vé tháng, vé quý lớn hơn rất nhiều so với dự báo ban đầu (như trạm Hà Nội – Bắc Giang, trạm Pháp Vân – Cầu Giẽ, Quốc lộ 38, tuyến tránh Phủ Lý… việc bán vé tháng, vé quý tại các trạm này làm giảm từ 15-20% so với phương án tài chính ban đầu dự kiến khoảng 5%).
Bên cạnh đó, là do việc xuất hiện các tuyến đường song hành, đường ngang qua khu vực trạm thu phí dẫn đến xe tranh trạm hoặc phận lưu. Một số địa phương đầu tư các dự án giao thông đi song hành hoặc ngang qua khu vực trạm thu phí dẫn đến việc thất thoát lưu lượng và có thể phá vỡ phương án tài chính.
Đặc biệt là do việc thực hiện giảm mức thu phí, theo đó, việc sụt giảm doanh thu do giảm phí (giảm phí các loại xe nhóm 4, nhóm 5 từ mức 200.000 đồng xuống 180.000 đồng tại hầu hết các trạm thu phí; giảm phí quanh trạm trong bán kính từ 5-10 km) và chưa tăng phí theo đúng lộ trình (tăng từ 12-18%/3 năm) như trong hợp đồng.
Trước tình trạng trên, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất Chính phủ 2 phương án. Phương án 1 là tăng phí BOT đúng lộ trình trong giai đoạn 2019-2021. Để tránh sốc khi tăng phí đồng loạt hàng chục dự án BOT, Bộ Giao thông vận tải sẽ đàm phán với các nhà đầu tư và ngân hàng trong năm 2019 chỉ tăng phí với các dự án BOT có sụt giảm doanh thu lớn bởi các dự án này đã chạm điểm tới hạn nếu không tăng phí sẽ phá vỡ phương án tài chính.
Phương án 2 là 49 dự án có lộ trình tăng phí trong giai đoạn 2018-2021 phải lùi thời điểm tăng phí sang năm 2022. Với phương án này, bộ cho biết sẽ có 9 dự án BOT bị phá vỡ phương án tài chính, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, Nhà nước phải bố trí khoảng 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ 9 dự án nhằm tránh bị đổ bể.
Bộ Giao thông vận tải nghiêng về phương án 1 vì có nhiều ưu điểm, không phải bố trí ngân sách nhà nước cứu các dự án BOT. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng nhấn mạnh, việc tăng phí đường bộ tại các trạm cơ bản không ảnh hưởng lớn đến chi phí vận tải. Đối với các mức phí xe loại 4 và loại 5 (các loại xe ảnh hưởng lớn đến chi phí vận tải) sau khi tăng vẫn thấp hơn so với mức phí trước khi giảm phí theo Nghị quyết 35/NQ-CP.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Từ cõi chết trở về nhờ tình yêu của vợ
- ·Các giải pháp cấp bách tiết kiệm điện
- ·Đưa lịch sử vào giảng dạy, khơi dậy thêm niềm tự hào dân tộc
- ·Hơn 25 triệu đồng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid
- ·Ly hôn vì chồng thua bạc mấy tỷ đồng?
- ·Tích cực hỗ trợ trẻ em đến trường
- ·Cơn mưa giải nhiệt
- ·Bài 3: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả làm việc của cán bộ
- ·Sang năm 2013 rồi mà vẫn 'quyết tâm' năm 2011
- ·Toàn tỉnh tăng thêm 9.689 người cao tuổi
- ·Cho mượn giấy tờ nhà: Thả gà ra đuổi!
- ·Thẩm tra 3 tờ trình, dự thảo nghị quyết
- ·Huyện Phụng Hiệp: Đã xây dựng được 28 điểm bán hàng Việt
- ·Ba đột phá quan trọng tạo nên “quả ngọt”
- ·Nhiều bệnh nhân ung thư từ chối điều trị vì quá nghèo
- ·Thông qua dự thảo nội dung trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư
- ·Đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ nông sản
- ·Tháo gỡ vướng mắc dự án cầu Xẻo Vẹt
- ·Đất được cho, tặng thì quyền mua bán thế nào?
- ·Huyện Phụng Hiệp: Công bố quyết định về việc điều động và chỉ định cán bộ