【đội hình udinese gặp atalanta】Nền tảng của sự phát triển
Từ chủ trương của tỉnh,ềntảngcủasựphttriểđội hình udinese gặp atalanta huyện, Đảng ủy, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) đã xác định thực hiện mục tiêu chuyển đổi số là nền tảng quan trọng và hướng đi tất yếu để định hình sự phát triển lâu dài của địa phương.
Người dân thị trấn được trải nghiệm những công cụ hiện đại khi đến “Một cửa” UBND thị trấn Cái Tắc.
Những thay đổi bất ngờ
Là địa bàn cửa ngõ của huyện Châu Thành A nói riêng và Hậu Giang nói chung, thị trấn Cái Tắc có nhiều cơ hội để bứt phá. Với xu thế tất yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh những định hướng khác, thì ứng dụng công nghệ, tập trung cho chuyển đổi số được thị trấn đặc biệt chú trọng.
Để dân tin, dân ủng hộ, Đảng ủy, UBND thị trấn quán triệt đảng viên, cán bộ, công chức, phải thật sự tiên phong, làm hết trách nhiệm bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất phục vụ người dân. Chị Bùi Thị Kim Loan, ở ấp Tân An, chia sẻ: “Lâu lâu mới lại thị trấn làm giấy tờ, công chứng, lần này lại đây thấy giật mình luôn, có máy bấm số chờ hiện đại, có cái màn hình bự chảng để người dân đăng ký dịch vụ công trực tuyến, coi tiến độ hồ sơ mình gửi và đặc biệt có thanh toán không dùng tiền mặt, mỗi vị trí tại “Một cửa” đều có màn hình để tên người phụ trách, có máy tính bảng để đánh giá chất lượng phục vụ, quá bất ngờ!”.
Cùng suy nghĩ với chị Loan, bà Lê Thị Trinh, ở ấp Long An, bày tỏ: “Chỗ tiếp người dân đến làm giấy tờ có máy lạnh, thoáng mát, nước uống đầy đủ, đi làm giấy mà cứ tưởng vô chỗ sang trọng như nhà hàng vậy, ai về cũng khen hết. Thích nhất ở chỗ mình có thể quét mã thanh toán tiền với những hồ sơ có trả phí, tiện lợi hết sức, không còn cảnh đưa tiền lớn rồi chạy kiếm tiền thối như ngày xưa đâu”.
Lãnh đạo Đảng ủy, UBND thị trấn xác định công nghệ là điều kiện cần và là sự hỗ trợ cần thiết, vấn đề chính là cung cách phục vụ của từng công chức tại “Một cửa” phải tận tâm, làm hài lòng người dân một cách thực chất, không làm màu, làm cho có phong trào. Minh chứng rõ nét cho điều này là 100% hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND thị trấn đều được giải quyết đúng hạn, tỷ lệ được cập nhật trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh.
Những sự thay đổi về cơ sở vật chất nói trên là bước tiến của thị trấn Cái Tắc nói riêng và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A nói chung trong tiến trình hiện đại hóa công sở, hướng đến chuyển đổi số, phục vụ tốt nhất cho Nhân dân.
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, khiến người dân rất hài lòng khi đến “Một cửa” UBND thị trấn Cái Tắc.
Chung tay kiến tạo chính quyền số, cộng đồng số
Với từng người dân, nhất là các hộ kinh doanh trên địa bàn, bên cạnh thụ hưởng những tiện ích mang lại, họ còn tham gia trực tiếp, góp phần tạo nên cộng đồng chuyển đổi số trong tương lai.
Chị Nguyễn Thị Kim Vàng, chủ quán cơm chay Chân Tâm, ở ấp Tân Phú, bày tỏ: “Quán tôi và nhiều hàng quán, cơ sở kinh doanh lớn nhỏ tại thị trấn đều cài đặt ví điện tử, app ngân hàng, app Hậu Giang, có thể giờ xài chưa được nhiều do người dân vẫn còn thói quen dùng tiền mặt, nhưng với tôi đây là sự thay đổi rất đáng kể, ngày xưa đâu ai nghĩ đến chuyện một ngày đi ăn bún không cần cầm tiền mặt trong tay hay quét mã để trả tiền như bây giờ, đúng là ngày càng hiện đại”.
Cùng với các địa phương khác của huyện Châu Thành A, thị trấn Cái Tắc đã tiên phong, trở thành những địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số trong cộng đồng.
Sau thời điểm phấn đấu quyết liệt, đến giữa tháng 8 này, thị trấn đã có 1.866 hộ dân cài đặt app Hậu Giang, trên 3.000 trường hợp cài đặt ví điện tử, internet banking, 100% hộ dân (với 2.648 hộ) trên toàn địa bàn được thông tin, tuyên truyền thông qua mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh và trực tiếp về các mục tiêu, định hướng chuyển đổi số. Thị trấn vẫn tiếp tục tổ chức định kỳ các đợt cao điểm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong cộng đồng nhằm hướng đến mục tiêu 85% cài đặt app Hậu Giang, đợt cao điểm theo kế hoạch của huyện sẽ kết thúc và sơ kết vào 15-9 tới đây.
Thị trấn và các ấp, đều thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng, chị Đỗ Thị Kim Ngoan, công chức văn phòng - thống kê UBND thị trấn Cái Tắc, bày tỏ: Tổ của thị trấn sẽ do Phó Chủ tịch UBND thị trấn làm tổ trưởng, các tổ ở 6 ấp do bí thư, trưởng ấp làm tổ trưởng. Mọi người đã trải qua các đợt tập huấn từ huyện, thị trấn, nên đều làm rất tốt vai trò hỗ trợ, tuyên truyền người dân về chuyển đổi số.
Để đạt được những kết quả khả quan này, phải nói đến sự chỉ đạo sâu sát, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền thị trấn và các ấp. Từ chủ trương, định hướng của huyện, thị trấn chủ động xây dựng các kế hoạch liên quan, thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thị trấn; bắt tay ngay vào thực hiện Mô hình đột phá trong thực hiện chuyển đổi số là áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thị trấn; Mô hình đại biểu HĐND thị trấn tham gia tuyên truyền về thực hiện chuyển đổi số; Kế hoạch thực hiện giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thị trấn; Mô hình liên kết ngân hàng cài đặt ví điện tử cho người dân trên địa bàn; Mô hình tổ hỗ trợ người dân tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến và cài đặt ví điện tử…
Thị trấn đang tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn, để nâng cao tỷ lệ người có tài khoản dịch vụ công và thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến. Qua đây, tăng tỷ lệ người dân gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Không chỉ dừng lại việc cài đặt, còn khuyến khích người dân sử dụng thường xuyên, tới đây sẽ ra mắt Chợ 4.0 trên địa bàn. Trong hoạt động này, thị trấn nhận được sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân, nhất là các ngân hàng trên địa bàn, điển hình có thể kể đến như Viettinbank...
Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cái Tắc, chia sẻ: “Chúng tôi đã quán triệt trong toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức đến tận người dân thị trấn về những mục tiêu, định hướng về chuyển đổi số của Trung ương, tỉnh, huyện. Khi chúng ta xây dựng được một cộng đồng, với những người dân “điện tử”, công nghệ, sẽ xây dựng thành công chính quyền điện tử, hướng đến mục tiêu Chính phủ điện tử theo chủ trương của Trung ương. Thị trấn cũng xác định: Chuyển đổi số không thể một ngày một bữa là thành công, trong hành trình này rất cần sự trợ giúp, đồng lòng và cùng chung tay thực hiện của người dân, đó là nền tảng để hoàn thành những mục tiêu, góp phần định hình và xây dựng các nền tảng số phục vụ sự phát triển thị trấn Cái Tắc trong tương lai”.
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Du khách 'khen hết lời' tour Huế 1 ngày của DANAGO
- ·Bà nội “phố” còn bận làm tóc, trang điểm...
- ·Mua đất chỉ có giấy viết tay, làm sao để có sổ đỏ?
- ·Nước nhiễm xăng, kiểm tra thế nào?
- ·5 lý do túi đeo chéo nam Lacoste được lòng nam giới
- ·Người tình ơi, em muốn sinh cho anh một đứa con!
- ·Dọa chém vợ vì mâu thuẫn chuyện đưa đi làm
- ·Muốn có đứa thứ 2, 'thả' 3 năm mà vẫn không
- ·Đức Hòa Thượng quan tâm phát triển sản phẩm OCOP
- ·VietNamNet tặng quà của bạn đọc cho người khuyết tật học nghề
- ·Hạnh phúc của cô gái đảm thay mẹ nuôi em
- ·Ai chẳng có những giây phút ngoài chồng, ngoài vợ
- ·VN vẫn muốn là trung tâm sx xe máy?
- ·Mùa xuân vui hội hát xoan
- ·Thiết kế nhà 365
- ·Bé gái 3 tuổi 5 lần mổ hụt tim vì thiếu tiền
- ·Dấu chấm hỏi bơ vơ
- ·Vòng tay nhân ái bạn đọc đã cứu sống K Tèo
- ·5 dịch vụ sửa chữa camera Đà Nẵng nhanh, chuyên nghiệp, giá rẻ
- ·Bi kịch yêu phải người con gái phụ bạc