【kết quả croatia hôm nay】Tư lệnh ngành Giao thông nêu giải pháp đột phá phát triển giao thông đường thủy nội địa
Một sà lan vận chuyển container trên sông Tiền. |
Đây là một trong những thông tin được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nêu ra trong văn bản trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ,ưlệnhngànhGiaothôngnêugiảiphápđộtphápháttriểngiaothôngđườngthủynộiđịkết quả croatia hôm nay Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM gửi tới Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Lệ, thời gian trước đây, đường thủy nội địa, đường biển phát triển rời rạc, chưa có kết nối đồng bộ.
“Với lợi thế về vận tải đường thủy nội địa, để chia sẻ với vận tải đường bộ, Bộ GTVT có giải pháp, phương án đề xuất cụ thể nào để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đường thủy nội địa và hàng hải, đem đến giải pháp đột phá từ giao thông đường thủy nội địa (gồm các tuyến đường thủy nội địa, cảng thủy nội địa, cảng biển quốc tế) đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, tránh tình trạng cục bộ địa phương, gắn với việc thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, đại biểu Nguyễn Thị Lệ nêu vấn đề.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.200 km, mật độ sông kênh vào loại cao trên thế giới với tổng chiều dài đường thủy nội địa toàn quốc đang khai thác khoảng trên 17.000 km với 45 tuyến chính đang khai thác và còn nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.
Phương thức vận tải đường biển có thế mạnh trong vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, siêu trường, siêu trọng, cự ly dài với các tuyến đi nội Á (đi Trung Quốc, Singapore, Malaysia…), các tuyến biển xa đến Châu Âu (Hà Lan, Bỉ…) và đến Bắc Mỹ; đường thủy nội địa với ưu thế giá thành rẻ, lợi thế vận tải các loại hàng có khối lượng lớn, hàng rời trong cự ly trung bình.
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết,tại thời điểm trước năm 2010, khai thác vận tải thủy chủ yếu lợi dụng điều kiện tự nhiên, nguồn vốn đầu tưcông dành cho đầu tư phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hàng hải còn hạn chế, nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động cho đầu tư đầu tư cảng, bến thủy nội địa rất ít do vận tải đường thủy nội địa chưa hấp dẫn các doanh nghiệpvận tải; các bến cảng biển được đầu tư còn hạn chế tại một số khu vực cảng biển.
Thời gian từ 2010 đến nay, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hàng hải đã được chú trọng và từng bước đầu tư theo quy hoạch.
Vận tải thủy nội địa đã có những bước phát triển rất đáng ghi nhận, tạo được một số đột phá như đã đưa vào hoạt động các tuyến vận tải ven biển làm giảm áp lực đáng kể cho vận tải đường bộ trên hành lang vận tải Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực vận tải của hành lang vận tải thủy phía Bắc và phía Nam, nhờ đó khối lượng vận chuyển container đến các cảng biển ở khu vực phía Nam, một số cảng biển phía Bắc và kết nối với Campuchia tăng trưởng mạnh.
Hiện thị phần luân chuyển vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa đạt 17,83%, hành khách đạt 5,03% toàn ngành; vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế vận tải thủy nên thị phần luân chuyển hàng hóa các vùng này của đường thủy nội địa chiếm tỷ lệ khá cao, lần lượt là 45%, 47,5% và 79,7%; riêng khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải trên 80% lượng hàng hóa thông qua cảng được gom và rút hàng bằng đường thủy nội địa.
Bên cạnh đó, vận tải hàng hải cũng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế, chất lượng dịch vụ cảng biển được cải thiện rõ rệt, năng suất bốc dỡ tăng nhanh, tổng công suất hệ thống cảng biển hiện đạt trên 800 triệu tấn/năm; bước đầu hình thành cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế khu vực phía Bắc (Lạch Huyện) và phía Nam (Cái Mép), tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất thế giới 234.000 tấn, được đầu tư các thiết bị bốc dỡ tiên tiến trên thế giới.
Thị phần luân chuyển vận tải hàng hóa lĩnh vực hàng hải đạt 51,57%, đáp ứng 100% nhu cầu vận tải nội địa và 90% khối lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu cả nước.
Người đứng đầu ngành GTVT thừa nhận, dù đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận, tuy nhiên so với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn khiêm tốn.
Nguyên nhân chủ yếu do đường thủy nội địa vẫn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với vai trò trong hệ thống giao thông vận tải cả nước; nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và hàng hải mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư, chưa đầu tư đồng bộ giữa tuyến luồng và cải tạo tĩnh không các cầu nên các điểm nghẽn trên các hành lang vận tải chính chưa được giải quyết triệt để; quy hoạch giữa các lĩnh vực còn chưa thực sự gắn kết; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương triển khai chiến lược, quy hoạch, dự ánchưa thực sự chặt chẽ...
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, Bộ GTVT đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đường thủy nội địa và hàng hải, đem đến giải pháp đột phá từ giao thông đường thủy nội địa.
Một là,tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý các tuyến đường thủy nội địa trung ương, các cảng đường thủy nội địa quốc gia theo yêu cầu tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ về việc đẩy mạnh phân cấp phân quyền trong quản lý nhà nước; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn; cụ thể hóa trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong tổ chức, thực hiện.
Hai là,triển khai đồng thời 5 quy hoạch ngành giao thông vận tải theo hướng tích hợp, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối giữa các chuyên ngành và khắc phục hạn chế của các quy hoạch trước đây, trong đó cảng biển được ưu tiên là vị trí trung tâm, kết nối là đường thủy nội địa, đường bộ và đường sắt; đã bố trí các cảng cạn để hỗ trợ để gom, rút hàng container trong nội địa, trở thành “cánh tay nối dài” của cảng biển. Đến nay 5 quy hoạch ngành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đường bộ, hàng hải, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không).
Theo đó, thị phần vận tải lĩnh vực đường thủy nội địa đã quy hoạch tăng từ 17,83% lên 24,1%, đồng thời chú trọng kết nối bằng đường thủy nội địa đến các cảng biển, quy hoạch các bến cảng phục vụ cho phương tiện thủy trong vùng nước cảng biển để nâng cao khối lượng hàng hóa được gom, rút bằng đường thủy nội địa đến cảng biển.
Bộ GTVT đã lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch 4 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải) gồm các giải pháp thực hiện quy hoạch và danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2030, đang tổ chức lập các quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành.
Ba là,đa dạng hóa thu hút nguồn lực đầu tư, đầu tư có trọng tâm trọng điểm trong đó, nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng công cộng, nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư bến cảng với phương châm “vốn nhà nước chỉ là vốn mồi”, “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Giai đoạn 2021-2030, sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư phát triển đường thủy nội địa khoảng 157.533 tỷ đồng, dự kiến huy động ngoài ngân sách khoảng 128.614 tỷ đồng (chiếm 82%); sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 313.000 tỷ đồng, dự kiến huy động ngoài ngân sách khoảng 297.350 tỷ đồng (chiếm 95%). Bộ GTVT đang phối hợp với các địa phương xây dựng danh mục, thứ tự ưu tiên các dự án để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có năng lực, các tổ chức tín dụng tham gia đầu tư.
Bốn là,khuyến khích phát triển đội tàu thủy nội địa và tàu vận tải ven biển; hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác cảng biển lớn thành lập thêm các tuyến vận tải thủy nội địa container.
Năm là,công tác phối hợp giữa Bộ GTVT với các bộ, ngành và địa phương trong đầu tư phát triển và tổ chức quản lý, khai thác đường thủy nội địa, hàng hải phải được triển khai đồng bộ, quyết liệt; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chồng gia trưởng khiến vợ hoang mang
- ·Top trải nghiệm 'vui quên lối về' tại 'Ngày hội Xanh' 2024
- ·Cần cẩu 'nhện' hỗ trợ lắp tua
- ·Đề xuất cho phép lắp đặt trạm sạc trong bến xe: Cần thiết để hướng tới Net Zero
- ·Mẹ mất, bố đơn phương cho con nhà được không?
- ·Chàng trai lượm ve chai để... tặng
- ·Thay thế xe bus trường học chạy diesel bằng bus điện giúp tiết kiệm hơn 2 tỷ/xe
- ·Cuộc thi Tiếng nói Xanh sẽ lan tỏa 'tinh thần xanh' tới khu vực và châu Á
- ·Ly hôn, tài sản mẹ chồng cho giờ tính sao?
- ·Nữ sinh lớp 6 'trình làng' bộ thiết kế thời trang tái chế từ quần áo cũ
- ·Ép sinh viên “tự nguyện ủy quyền tư vấn du học”?
- ·Mô hình kinh tế xanh trị giá tỷ USD được xây dựng tại Tây Ninh
- ·Pin ô tô điện đã qua sử dụng được tái chế thế nào?
- ·Pin natri sạc nhanh hơn lithium 10 lần được sản xuất hàng loạt
- ·Sự cố chuẩn bị cưới, phát hiện bạn gái phản bội
- ·Xe ô tô điện hoạt động thế nào?
- ·Kiểm tra độ bền pin xe máy điện từ độ cao hơn 10m
- ·Thang đo chỉ số chất lượng không khí được tính thế nào?
- ·Tổ ấm heo hắt ở khu công nhân ‘thắp sáng’ cho tổ quốc…
- ·Hướng dẫn cách theo dõi chỉ số chất lượng không khí tại Việt Nam