【ketqua net.2】Tự chủ đơn vị sự nghiệp công: Nhìn từ kinh nghiệm thực hiện của một số quốc gia
Mục tiêu của việc thực hiện tự chủ là để mang lại dịch vụ công gần gũi hơn với người dân và nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ đó.
Đơn vị dịch vụ công được linh hoạt trong cơ chế tài chính
Bà Phạm Thị Thu Hồng,ựchủđơnvịsựnghiệpcôngNhìntừkinhnghiệmthựchiệncủamộtsốquốketqua net.2 nghiên cứu viên Ban Chính sách tài chính công, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, việc cải cách hướng đến cơ chế tự chủ ở các nước OECD là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm 1970. Cuộc khủng hoảng này đã làm giảm khả năng hỗ trợ từ phía Chính phủ các nước nhằm phục vụ hệ thống phúc lợi xã hội và cung cấp các dịch vụ công đạt tiêu chuẩn chất lượng dẫn tới suy giảm niềm tin của dân chúng đối với các tổ chức chính phủ. Chính phủ các nước OECD khi đó đã tìm cách cắt giảm ngân sách hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách theo phương châm “làm nhiều hơn nhưng cho ít hơn”. Tại Mỹ, các trường đại học công lập đã trải qua việc ngân sách bang cắt giảm sự hỗ trợ cho giáo dục đại học trong nhiều năm do nguồn thu từ thuế giảm. Các trường đã thay đổi sự phụ thuộc tài chính vào ngân sách bang, giúp ngân sách bang giảm được gánh nặng hỗ trợ thông qua việc tăng học phí.
Tại Anh, nhiều đơn vị sự nghiệp công lập chính thức thực hiện quyền tự chủ về nhân sự và các vấn đề tài chính, mặc dù trong một số trường hợp vẫn bị hạn chế bởi một số hoạt động kiểm soát từ chính quyền trung ương. Tại Thụy Điển, các đơn vị nhà nước đã được hưởng quyền tự chủ theo hiến pháp về tổ chức quản lý.
Tại Indonesia, mô hình tự chủ của các đơn vị dịch vụ công là các đơn vị tự chủ vẫn trực thuộc các cơ quan của Chính phủ nhưng được quản lý theo nguyên tắc giống như doanh nghiệp, tức là hướng tới năng suất và hiệu quả. Các đơn vị dịch vụ công được thực hiện cơ chế tài chính linh hoạt. Theo đó, các đơn vị này có thể trực tiếp giải ngân các khoản thu mà không phải nộp trước cho kho bạc nhà nước. Đồng thời, các đơn vị này có thể linh hoạt trong chi tiêu ngân sách của đơn vị theo ngưỡng nhất định. Cùng với đó, các đơn vị có thể chuyển thặng dư ngân sách sang năm tiếp theo và trong trường hợp bị thâm hụt có thể nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo bà Hồng, mặc dù các đơn vị dịch vụ công tại Indonesia được linh hoạt hơn trong cơ chế tài chính nhưng hiệu quả về sử dụng nguồn lực không cao do còn hạn chế trong việc lập dự toán, thực hiện ngân sách và hệ thống báo cáo tài chính. Đầu ra của các hoạt động chưa thực sự bám sát mục tiêu, kém hiệu quả. Tính linh hoạt về mặt tài chính đã được trao cho các đơn vị dịch vụ công nhưng hiệu quả dịch vụ không được cải thiện. Ngân sách nhà nước phải thường xuyên bù thâm hụt cho các đơn vị này. Mặt khác, các đơn vị dịch vụ công có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công thật hiệu quả đến người dân nhưng trong quá trình được trao quyền tự chủ về quản lý tài chính (tự chủ một phần) thì các đơn vị này vẫn có xu hướng chú trọng nhiều hơn vào vấn đề có được nguồn tài chính hơn là cung cấp các dịch vụ.
Chính phủ nên có các chính sách khuyến khích
Từ kinh nghiệm thực hiện tự chủ của các nước, bà Hồng đưa ra khuyến nghị về việc thực hiện tự chủ của Việt Nam. Theo bà Hồng, khi thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị dịch vụ công thì thời kỳ đầu các đơn vị sẽ chú trọng vào việc tìm kiếm nguồn thu hơn là cung cấp dịch vụ công hiệu quả. Do đó, Chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích các đơn vị dịch vụ công trở nên sáng tạo và tập trung vào việc cung cấp dịch vụ theo cách mới. Chính phủ cũng cần đánh giá tình hình triển khai cơ chế tự chủ để thấy được các thách thức trong mô hình tự chủ của các đơn vị dịch vụ công. Chính phủ cần xem xét liệu các đơn vị có nên tự chủ hay không và nếu tự chủ thì Chính phủ cần nghiên cứu mức độ tự chủ như thế nào? Các đơn vị cần phải nhận thức được nguyên tắc cơ bản của quyền tự chủ và kiểm soát.
Bên cạnh đó, các đơn vị dịch vụ công nên xem xét việc quản lý hành chính dựa trên đầu vào thành quản lý công khai dựa trên đầu ra nhằm tạo nên sự thay đổi của đơn vị, biến đổi quy trình tổ chức hoạt động, kinh doanh, tiêu chuẩn dịch vụ, hệ thống kế toán…để chuẩn bị sẵn sàng khi áp dụng cơ chế tự chủ.
Ngoài ra, tại các trường học ở Việt Nam, mô hình phân bổ ngân sách dựa trên yếu tố đầu vào, chủ yếu dựa vào số lượng học sinh/sinh viên tuyển sinh đã chưa khuyến khích được tính hiệu quả. Do đó, cần có sự chuyển đổi tiêu chí phân bổ dựa trên các yếu tố đầu ra, phản ánh hiệu suất hoạt động của trường học như: số lượng học sinh/sinh viên, tổng số giờ giảng thực hiện, chất lượng công trình nghiên cứu, số lượng sinh viên tốt nghiệp tìm được công việc liên quan đến chuyên ngành được đào tạo, các kỹ năng chung, sự hài lòng của xã hội.
Tư Duy
(责任编辑:La liga)
- ·Cử tri huyện Tân Hưng mong có chính sách bình ổn giá vật tư nông nghiệp và xăng, dầu
- ·Chứng khoán châu Á trái chiều giữa những ngổn ngang Brexit
- ·Bài 2: Sự thật không thể phủ nhận
- ·Chứng khoán 3/11: Thanh khoản giảm gần 2.500 tỷ, VN
- ·Giá vàng hôm nay 8/12/2024: Vàng miếng SJC giảm 600.000 đồng sau 1 tuần
- ·Bỏ qua Singapore và Hong Kong, startup công nghệ chọn Mỹ để niêm yết qua SPAC
- ·Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu chè, cà phê sang Trung Quốc
- ·Miền Nam Trung Quốc tiếp tục đối mặt nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng
- ·Chồng gì mà không đóng góp tiền cho vợ nuôi con
- ·Thủ tướng hoàn thành tốt đẹp chuyến tham dự Lễ đăng quang của Nhà Vua Nhật Bản
- ·Mẹ cũng đã sẵn sàng
- ·Chốt NAV 6 tháng đầu năm trong sắc đỏ, VN
- ·Chuyển tuyến cố định liên tỉnh Thừa Thiên Huế
- ·Giáo hoàng Francis kêu gọi chống chủ nghĩa dân tộc vắcxin
- ·Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Ngày 3/11: Giá vàng thế giới tăng giảm trái chiều sau thông báo tăng lãi suất của Fed
- ·Ngày 16/11: Giá vàng thế giới đạt mốc cao nhất trong gần 3 tháng
- ·5 chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2019
- ·Đánh răng dưới 500ml nước để bảo vệ môi trường
- ·Đắk Nông đề nghị sớm thành lập Thành phố Gia Nghĩa