【nhan dinh bong da chinh xac nhat】Bộ Công Thương: Nhiều thuận lợi cho ngành ô tô trong năm 2018
CNHT không phát triển dẫn đến năng lực canh tranh thấp
TheộCôngThươngNhiềuthuậnlợichongànhôtôtrongnănhan dinh bong da chinh xac nhato Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công Thương, Việt Nam đứng thứ 3 về quy mô dân số, nhưng lại đứng thấp nhất trong các nước ASEAN về sản xuất, lắp ráp ô tô. Điều này cho thấy năng lực sản xuất ô tô của Việt Nam đang có vấn đề.
Trong năm 2017 thị trường ô tô có dấu hiệu suy giảm do sự thay đổi chính sách và tâm lý chờ giảm thuế NK ô tô từ ASEAN của người tiêu dùng. Kim ngạch NK xe nguyên chiếc năm 2017 đạt 2,3 tỷ USD, phụ tùng linh kiện đạt 3,5 tỷ USD. Mặc dù năng lực XK còn hạn chế nhưng Việt Nam cũng đã XK hơn 4,4 tỷ USD phụ tùng linh kiện trong năm 2017.
Nhận định về CNHT cho ngành ô tô, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Nghiên cứu viên thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương cho rằng, do quy mô thị trường nhỏ, chi phí sản xuất cao, do vậy nhu cầu mua phụ tùng linh kiện thấp không có cơ hội cho thị trường CNHT phát triển.
CNHT không phát triển dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp, chi phí sản xuất cao, nhà lắp ráp mua trong nước giá xe cao nên sản lượng bán ra không đảm bảo ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn này, thời gian đầu các DN phải chấp nhận NK xe nguyên chiếc, khi thị trường đủ lớn phải tìm mua linh kiện phụ tùng trong nước để tiết kiệm chi phí.
Để hỗ trợ ngành CNHT cho ngành ô tô, trong thời gian qua các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) đã thành lập tiểu ban về CNHT, chia sẻ thông tin giữa các nhà cung cấp và đào tạo nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp tiềm năng.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, bà Thúy cho biết, Bộ Công Thương bố trí ngân sách hỗ trợ các DN CNHT, phối hợp với ngân hàng và công ty tài chính quốc tế xây dựng chương trình phát triển nhà cung cấp nhằm kết nối các DN sản xuất lắp ráp ô tô và các nhà sản xuất phụ tùng linh kiện trong nước để hỗ trợ các DN Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các nhà lắp ráp.
Tương lai của ngành ô tô?
Nhận định về tương lai của ngành ô tô, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh các điểm sáng về cơ sở hạ tầng, dân số, thu nhập bình quân đầu người, dung lượng thị trường đang tăng trưởng nhanh (đạt 24%) trong 5 năm vừa qua hứa hẹn tiềm năng cho ngành ô tô phát triển.
Về tác động của các FTA, theo nhận định của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, các FTA sẽ góp phần làm tăng NK xe nguyên chiếc và phụ tùng từ các đối tác đặc biệt là từ các nước ASEN như Thái Lan, Indonesia. Đồng thời, tạo ra tiềm năng XK nguyên phụ liệu sang các nước đối tác, tham gia vào chuỗi giá trị khu vực.
Tuy nhiên, các FTA cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nhà lắp ráp trên thị trường, giữa xe trong nước và xe NK. Sự phức tạp trong ngành ngày càng tăng đòi hỏi DN và Chính phủ phải có đối sách nhanh hơn và chính sách có tầm chiến lược hơn.
Liên quan đến việc áp dụng các chính sách mới ban hành trong năm 2018 như Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động sản xuất, lắp ráp, NK ô tô và Nghị định 125/2017/NĐ-CP quy định về thuế đối với xe nguyên chiếc là phụ tùng, linh kiện ô tô, theo các chuyên gia, trong ngắn hạn các biện pháp hàng rào kĩ thuật có thể làm chậm lại việc NK xe nguyên chiếc có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN và giảm nhẹ áp lực từ xe NK.
Tuy nhiên, các chính sách này cũng sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế NK đối với xe có nguồn gốc từ nước ngoài và làm giảm giá đối với dòng xe thông dụng. Việc ưu đãi về thuế NK phụ tùng linh kiện tạo ra lợi thế về quy mô sản xuất cho các lắp ráp nhưng cũng tạo áp lực lớn hơn lên các nhà sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô trong nước.
Đặc biệt, theo nhận định của các chuyên gia, cuộc công nghiệp 4.0 sẽ là công cụ để cải tiến quy trình hiện có của ngành ô tô, sẽ tạo ra sự thay đổi toàn diện về cách thức sản xuất, chế tạo ô tô và tạo ra giá trị trong ngành công nghiệp ô tô như ô tô điện, tạo ra phụ tùng linh kiện bằng công nghệ in 3D...
Đồng thời, tăng tính tự chủ và độc lập của các công đoạn sản xuất để ứng phó với sự phức tạp ngày càng gia tăng của ngành. Tuy nhiên, công nghệ 4.0 không phủ định những phương thức quản lí quy trình truyền thống như 5S, kaizen, 6 sigma, lean bởi đây chính là nền tảng đảm bảo cho sự thành công của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào công nghiệp ô tô.
Tuy cần có thời gian để hiện thực hóa ngành công nghiệp 4.0, nhưng các DN cần phải có sự chuẩn bị vì để áp dụng công nghệ công nghiệp 4.0 vào ngành ô tô cần có sự thay đổi về quản lý quy trình, mô hình kinh doanh, kiến trúc hạ tầng IT và chuỗi giá trị.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội tạo cơ chế hấp dẫn hút doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực
- ·JVC 5 năm sau sự cố cựu Chủ tịch bị bắt: Tương lai vẫn mịt mờ
- ·Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
- ·TS Nguyễn Đình Cung: Có thể thiết kế may đo gói chính sách cho từng nhà đầu tư FDI
- ·Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
- ·Nghị quyết phiên họp Chính phủ với các địa phương về tình hình KT
- ·Chỉ định cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định UKVFTA
- ·Tập trung phát triển hạ tầng, tăng thu hút đầu tư
- ·Dự thảo quy định mới về bảo vệ môi trường
- ·Người lao động 'suy sụp', đã đến lúc khởi động du lịch an toàn?
- ·Phòng trừ bệnh trên cây thanh long
- ·Chính phủ ra nghị quyết tháo gỡ mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch COVID
- ·Những chuỗi cà phê lớn nhất thị trường đang kinh doanh như thế nào?
- ·Đưa nội dung tăng cường chống dịch Covid
- ·Cần một tầm nhìn đa chiều về văn hóa doanh nghiệp
- ·Ông lớn agency của Mỹ rút khỏi thị trường Việt Nam sau 13 năm
- ·Các quận huyện ở TP.HCM liên tục bố trí điểm bán thực phẩm lưu động
- ·Điện Biên Phủ 70 năm nhớ lại
- ·Bảo hiểm thất nghiệp: Giải pháp 'gỡ' khó cho người lao động khi chưa có việc làm
- ·Thủ tướng: Trăn trở, day dứt, cảm thấy có lỗi khi có những người có công đời sống còn khó khăn