【nữ arsenal vs】Dòng tiền khác chảy mạnh vào trái phiếu chính phủ
Chủ thể mới đang sở hữu ngày càng nhiều trái phiếu chính phủ là các công ty bảo hiểm,òngtiềnkhácchảymạnhvàotráiphiếuchínhphủnữ arsenal vs quỹ đầu tư và các tổ chức khác.
Vượt dự tính của nhà làm chính sách
Giữa tháng 8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1197/2017/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến 2020, tầm nhìn 2030. Trong quyết định này có đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có 3 mục tiêu đáng chú ý.
Thứ nhất, phấn đấu dư nợ trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020, trong đó dư nợ trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương vào khoảng 38%.
Thứ hai, phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành trái phiếu chính phủ trong nước giai đoạn 2017-2020 đạt 6-7 năm, giai đoạn 2021-2030 đạt 7-8 năm.
Thứ ba, tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020.
Điều thú vị trong diễn biến trên thị trường trái phiếu chính phủ gần đây là những chuyển động khác biệt, khiến các chỉ tiêu nêu trên không cần chờ đến năm 2020 mà đã đều đạt, thậm chí… vượt kế hoạch. Về quy mô, thị trường trái phiếu chính phủ đến cuối tháng 6/2017 là 39,44% GDP, vượt qua ngưỡng 38% mục tiêu đến năm 2020.
Về chủ thể nắm giữ trái phiếu, theo thông tin từ Bộ Tài chính, khoảng 45% giá trị trái phiếu (khoảng 36 tỷ USD) đang được nắm giữ bởi các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi và các tổ chức khác.
Thực tế này là một nét vẽ hoàn toàn khác trong bức tranh sở hữu trái phiếu chính phủ so với trước đây, khi các ngân hàng thương mại nắm đến 80%, thậm chí 90% quy mô thị trường.
Về kỳ hạn, kỳ hạn bình quân phát hành trái phiếu chính phủ 7 tháng đầu năm nay đạt tới… 14,14 năm. Trước đó, những năm đầu tạo dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt, kỳ hạn bình quân của loại công cụ này ở mức dưới 3 năm, nhưng đã tăng dần lên trong 3 năm gần đây, tăng vọt trong 7 tháng vừa qua.
Kỳ hạn dài cho thấy, khoản vay của Chính phủ đỡ chịu áp lực trả nợ thường xuyên, nhưng mặt khác cũng cho thấy, dòng tiền dường như dư giả hơn và nhà đầu tư “khoái” cho vay dài hạn để được hưởng lãi suất cao hơn các kỳ hạn ngắn.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội từng cho biết, trước đây, không ai tưởng tượng được Việt Nam có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn 20, 30 năm, nhưng nay việc này là thực tế.
Một trong những lý do khiến dòng tiền chọn trái phiếu dài hạn là trái phiếu được niêm yết và thanh khoản tốt trên sàn thứ cấp. Mua trái phiếu kỳ hạn 30 năm, nhưng cần tiền là bán được, khiến hàng hóa này dễ dàng hút vốn.
Trái phiếu lãi suất dưới 5%, gửi ngân hàng hưởng 8%, sao tiền vẫn vào trái phiếu?
Sự chuyển dịch mạnh mẽ của dòng tiền đầu tư trái phiếu chính phủ đến từ các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi… đang rất cần những kiến giải cặn kẽ xét trong bối cảnh lãi suất trái phiếu chính phủ giảm dần và đang ở mức khá thấp so với mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Cụ thể, tại thời điểm tháng 8/2017, lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm là 4,6%, kỳ hạn 7 năm là 4,8%, kỳ hạn 10 năm là 5,38%, kỳ hạn 15 năm là 5,75%, kỳ hạn 30 năm là 6,1%. Trong khi đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm của các ngân hàng Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV (tháng 7/2017) lần lượt là 6,5%, 6,8%, 6,9%, 6,8%.
Loại huy động kỳ hạn 2 năm, các ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất 7%, thậm chí có ngân hàng công bố trả đến 8,5% nếu gửi trên 500 tỷ đồng (Ngân hàng SHB). Vậy vì sao nhiều tổ chức đầu tư có dòng tiền ổn định lại chọn mua trái phiếu chính phủ, hưởng lãi suất thấp hơn nhiều so với cách làm truyền thống bao năm qua là gửi ngân hàng?
Dòng tiền chảy mạnh vào trái phiếu chính phủ đã và đang giúp Chính phủ được vay nợ với lãi suất thấp hơn, kỳ hạn dài hơn, khiến áp lực nợ vơi bớt và thời gian trả nợ cũng… thư thái hơn.
Tuy nhiên, bức tranh dòng chảy của tiền và mức độ phân hóa lớn về lãi suất giữa kênh hút tiền truyền thống (ngân hàng) với kênh trái phiếu có những diễn biến khác biệt nhiều năm trước là điểm đang rất cần những góc nhìn chuyên gia, đánh giá và lý giải.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Đồng Phú: 1 F0 ung thư đại tràng và 4 trường hợp khác chiến thắng Covid
- ·Bình Phước phấn đấu 95% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc
- ·Hỗ trợ 35 công nhân Công ty TNHH Beesco Vina bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Hiệu quả ở chốt phòng, chống Covid
- ·Mưu sinh ngày dịch
- ·120 triệu đồng tặng gia đình khó khăn do dịch Covid
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Chơn Thành buổi đầu thực hiện Chỉ thị 16/CT
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Kiểm soát chặt chẽ các nguồn lây nhiễm Covid
- ·Bộ Y tế: Sẽ có 8 triệu liều vaccine về Việt Nam trong tháng 7
- ·Phước Long thêm 5 bệnh nhân nhiễm Covid
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Bình Phước có thêm 2 ca nghi nhiễm Covid
- ·Đồng Xoài: Hơn 9.600 mẫu xét nghiệm kết quả âm tính với SARS
- ·Bệnh nhân nhiễm Covid
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- ·Đồng Xoài: 3 trường hợp F0 được điều trị khỏi bệnh