【mãn nhan.net】Cần có giải pháp căn cơ chống sạt lở đê biển Tây
Những ngày qua, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh cùng với triều cường dâng cao đã làm sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây của tỉnh Cà Mau.
Những ngày qua, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh cùng với triều cường dâng cao đã làm sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây của tỉnh Cà Mau.
Nếu như nhiều năm qua, tại cống Tiểu Dừa thuộc địa bàn Ấp 11, xã Khánh Tiến chưa hề xảy ra sạt lở, thì hiện nay khu vực này tình trạng sạt lở diễn ra nguy cấp nhất với chiều dài hơn 2.000 m, có những đoạn sóng biển đã làm sạt lở tới tận chân đê. Cách đây vài tháng, những cây mắm, cây đước vẫn còn hiện diện, thì giờ đây chỉ còn lại những căn nhà cất tạm của ngư dân để khai thác hải sản gần bờ nằm chơ vơ trên sóng nước. Từ đó cho thấy diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết khi bước vào mùa mưa bão năm 2016.
Sạt lở rừng phòng hộ có nguy cơ uy hiếp đê biển Tây trên địa bàn huyện U Minh. Ảnh: KHÁNH VY |
Ông Nguyễn Văn Chính, ngư dân đánh bắt hải sản trên tuyến đê biển Tây của huyện U Minh, cho biết, mỗi ngày vành đai rừng phòng hộ bị sóng biển xâm lấn và mất đi khoảng 1 m vào đất liền. Ông Chính nhận định đến cuối mùa mưa năm nay một số khu vực rừng phòng hộ sẽ không còn.
Ðối với những đoạn bị sạt lở nghiêm trọng không còn rừng phòng hộ che chắn, địa phương đã có giải pháp khắc phục tạm thời, bằng cách huy động lực lượng tại chỗ gia cố bằng cừ tràm, trước mắt nhằm bảo vệ chân đê và hành lang công trình lộ đê biển Tây đang được thi công. Nhưng xem ra không đem lại hiệu quả đối với những đợt sóng to và trong thời điểm triều cường dâng cao.
Bà Phạm Mỹ Khuê, người dân sống bằng nghề mua bán tại cống Tiểu Dừa, Ấp 11, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, cho biết: “Những ngày qua do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nước dâng cao có khi ngập cả khu vực được kè tạm. Tôi đã sống tại đây hàng chục năm rồi nhưng chưa bao giờ cảm thấy lo sợ trước tình hình sạt lở như năm nay”.
Ông Huỳnh Công Hiệu, Chủ tịch UBND xã Khánh Tiến, kiến nghị, Nhà nước cần có phương án, giải pháp gia cố khẩn cấp, một khi rừng phòng hộ ở những khu vực này bị xoá sổ, sóng biển tác động trực tiếp vào thân đê, như thế việc xử lý sẽ khó khăn và tốn kém nguồn kinh phí hơn.
Huyện U Minh có chiều dài bờ biển hơn 30 km, nằm trên địa bàn xã Khánh Hội và Khánh Tiến. Những điểm nóng của tình trạng sạt lở trước đây đã được đầu tư nguồn kinh phí khá lớn để gia cố kè chắn sóng cơ bản đảm bảo an toàn. Ðối với một số khu vực sạt lở mới, trong khi chờ đợi những giải pháp khắc phục, chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức di dời ra khỏi những khu vực nguy hiểm, nhất là đối với những hộ dân còn cất nhà tạm nằm trên khu vực rừng phòng hộ biển Tây để đánh bắt hải sản ven bờ, nhằm tránh thiệt hại do thiên tai gây ra./.
Xuân Quang
(责任编辑:World Cup)
- ·Khách quốc tế muốn vào Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- ·Inspection Commission disciplines former officials
- ·Rearrangement of local administrative units must reflect people’s will: Deputy PM
- ·Việt Nam opposes China’s activities in Hoàng Sa
- ·Câu chuyện của 3 nhà khoa học giành giải thưởng chính của VinFuture
- ·Open, inclusive Indo
- ·Deputy PM Vương Đình Huệ welcomes Party chief of Chinese province
- ·Party leader praises information and education sector
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần 4 BCH Trung ương Đảng khóa XIII
- ·PM hosts Lao Deputy PM Bunthoong Chitmany
- ·Thủ tướng yêu cầu làm nhanh gói hỗ trợ vì 'cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn'
- ·Plenty of room for expanding Việt Nam – India ties: PM
- ·PM meets head of Japan
- ·Party chief greets Dominican politician
- ·Sử dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước
- ·Pacific armies seminar opens in HN
- ·President bids farewell to Belgium ambassador
- ·VN supports Laos to recover from dam collapse
- ·Thắp sáng biểu tượng hình trái tim: Gửi yêu thương tới 'tiền tuyến' chống dịch Covid
- ·PM urges VGCL to accelerate trade union institution building