【thứ hạng của colo colo】Vấn đề môi trường Nhà máy Giấy Lee&Man: Xây dựng lộ trình khắc phục
Liên quan tới vấn đề môi trường ở Nhà máy Giấy Lee&Man,ấnđềmitrườngNhmyGiấyLeeampManXydựnglộtrnhkhắcphụthứ hạng của colo colo mới đây, tại UBND thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, UBND huyện Châu Thành cùng các ngành có liên quan đã có buổi đối thoại với khoảng 30 người dân xung quanh khu vực nhà máy.
Ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (thứ 2 từ trái sang) tại buổi kiểm tra quá trình chạy vận hành thử nghiệm của Nhà máy Giấy Lee&Man.
Tại đây, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Môi trường miền Nam, Tổng Cục Môi trường, cho biết: “Sau khi báo chí phản ánh, tôi đã có mặt tại hiện trường và đã làm việc với Nhà máy Giấy Lee&Man và yêu cầu cung cấp toàn bộ thông tin về quá trình vận hành xử lý nước thải của nhà máy”.
Xác định có 4 khu vực xảy ra mùi hôi
Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Môi trường miền Nam, Tổng Cục Môi trường, phân tích: “Do Nhà máy Giấy Lee&Man đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm được 3 tuần và có một số khâu chưa ổn định nên đã có những biến động gây ô nhiễm môi trường về khói bụi, tiếng ồn, nhất là mùi hôi. Qua kiểm tra thực tế đối với những hạng mục công trình xử lý môi trường, chúng tôi xác định bụi phát sinh từ phần mái và phần thân kho chứa than đá bị hở nên khi gặp gió to sẽ phát tán ra ngoài. Song song đó là phần bụi phát tán từ các công trình đang thi công. Đối với tiếng ồn phát tán từ khu giải nhiệt làm mát. Vấn đề lớn nhất là mùi hôi được xác định tại 4 khu vực trong nhà máy như: khu lưu chứa bùn, nơi đóng bánh bùn, hệ thống bể hiếu khí và ở khu vực đốt khí metan.
“Sau khi xác định rõ nguyên nhân gây ra mùi hôi, bụi, tiếng ồn đã yêu cầu Công ty TNHH Giấy Lee&Man khắc phục bằng việc che lưới, ngành chức năng tưới nước để không còn tình trạng bụi phát tán ra khu vực dân cư xung quanh; lắp các tấm che chắn ở khu giải nhiệt làm mát và nâng cao bờ kè cặp sông Mái Dầm để giảm tiếng ồn. Đối với 4 khu vực phát sinh mùi hôi, tổ giám sát đã rà soát rất kỹ và yêu cầu công ty lên phương án khắc phục. Cụ thể, khu vực bùn phát sinh mùi hôi, sau khi phân tích nếu đạt yêu cầu không có chất thải nguy hại thì sẽ tiến hành đốt trong nhà máy nhiệt điện. Để giải quyết triệt để vấn đề về mùi hôi, tổ giám sát còn đề nghị công ty phải triển khai các giải pháp cô lập các khu vực phát sinh mùi hôi bằng nhà kính, máy khử mùi Ozone... Những yêu cầu này công ty đã cam kết sẽ thực hiện”, ông Trần Phong, Cục trưởng Cục Môi trường miền Nam, cho biết.
Hiện nay, mùi hôi xung quanh khu vực dân cư gần với nhà máy đã giảm được khoảng 60-70%, nhưng các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục yêu cầu Công ty TNHH Giấy Lee&Man tiến hành mở rộng lắp đặt các thiết bị để xử lý triệt để mùi hôi. Ông Trần Phong tin tưởng rằng với việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra mùi hôi, bụi, tiếng ồn và những cam kết khắc phục của công ty thì trong tháng 4-2017 sẽ xử lý được vấn đề bụi và tiếng ồn, đồng thời trong tháng 5-2017 thì sẽ xử lý được mùi hôi phát tán ra khu vực dân cư xung quanh và các cam kết này sẽ được công khai, minh bạch cho người dân được biết.
Cũng theo ông Phong, trong quá trình vận hành thử nghiệm có thể xảy ra một số biến động mà khi thiết kế chưa ai lường trước được. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là khi phát hiện phải xác định đúng “bệnh” và được giám sát chặt chẽ. “Chúng tôi yêu cầu công ty thực hiện đúng những cam kết khi được cấp phép vận hành thử nghiệm. Khi vận hành thử nghiệm có trở ngại phải giải quyết ngay. Nếu nhà máy này còn thải mùi hôi vài tháng nữa thôi thì không ai cho phép hoạt động”, ông Phong nói rõ.
Chỉ trông chờ vào chính quyền
Tại buổi đối thoại, bà Huỳnh Thị Bích Thủy, ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, nêu thắc mắc: “Liệu khoảng cách từ nhà máy đến khu dân cư có an toàn, nếu quá gần có ảnh hưởng đến cuộc sống ở đây hay không? Vấn đề này ông Trần Phong cho rằng, khi nhà máy hoạt động, bắt buộc có cam kết trong quá trình vận hành phải đạt quy chuẩn. “Tất nhiên khi rủi ro xảy ra thì những người ở gần sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Hoạt động của nhà máy cho đến nay, phương án rủi ro đều đã được thiết lập và được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Nếu nhà máy kiểm soát tốt sẽ giảm tối thiểu rủi ro”, ông Phong nói.
Còn bà Nguyễn Kim Tiến, ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, nhà ngang kho chứa than của Nhà máy Giấy Lee&Man, phản ánh: “Nói thiệt là, mỗi buổi sáng mở cửa ra để đi làm thì tôi có cảm giác bị xây xẩm. Ban đêm ngủ mùi hôi từ nhà máy bay sang làm cho người lâng lâng rất khó chịu. Nếu việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà con quanh khu vực. Tôi rất mong lãnh đạo Công ty TNHH Giấy Lee&Man phải nghĩ cho cuộc sống của người dân nơi đây, nếu cứ gây ô nhiễm môi trường thì làm sao người dân yên tâm lo cho cuộc sống, sản xuất được...”, bà Tiến mong muốn.
Ông Trần Phong cũng khuyến nghị từ giờ trở về sau, nếu người dân có thấy vấn đề gì lạ bất thường liên quan đến môi trường thì báo cáo ngay cho địa phương và cán bộ phụ trách của công ty, nếu không được thì thông báo cho thành viên tổ giám sát. Ngoài ra, ông cũng sẽ báo cáo với các cơ quan chức năng xem xét cơ cấu người dân vào tổ giám sát quá trình vận hành các công trình xử lý chất thải của nhà máy. Đồng thời, đề nghị khi những người có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân phải cầu thị và cảm thông với nỗi lòng của người dân để đưa ra các giải pháp giải quyết.
Thế nhưng, theo quan điểm của ông Nguyễn Ngọc Xem, ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, thì: “Chúng tôi còn có công ăn, việc làm nên không có thời gian để giám sát nhà máy 24/24 giờ được. Đó là chưa kể mùi hôi xuất hiện không cố định thì rất khó báo cáo. Mà báo cáo thì biết báo cho ai, chúng tôi chỉ trông cậy vào chính quyền địa phương thôi. Vì thế, điều cần làm ở đây là công ty phải làm sao để khắc phục tuyệt đối những vấn đề môi trường đã phát sinh chứ đừng để chúng tôi phải giám sát”. Tại buổi đối thoại, ông Tống Hoàng Khôi, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cũng đề nghị công ty phải thực hiện tốt cam kết và lộ trình khắc phục xử lý mùi hôi đã đưa ra để giải tỏa bức xúc của người dân. Tổ giám sát phải tiếp tục giám sát chặt chẽ, đảm bảo không ảnh hưởng môi trường đối với bà con, đồng thời chính quyền địa phương cũng như người dân cần quan tâm theo dõi, giám sát quá trình khắc phục của nhà máy.
Rõ ràng, xảy ra sự cố môi trường là điều không mong muốn, thế nhưng trước mắt công ty phải có trách nhiệm trong vấn đề này. Bên cạnh sự giám sát của người dân thì hơn ai hết, công ty phải khắc phục triệt để ô nhiễm môi trường. Có như thế thì mới vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp vừa đảm bảo cuộc sống của người dân trong khu vực.
Bài, ảnh: THANH THÚY
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tin bạn thân...tôi mất chồng
- ·President Thưởng attends the opening of third Belt and Road Forum for Int’l Cooperation in Beijing
- ·President Võ Văn Thưởng receives Cambodian Prime Minister in Bejing
- ·Defence minister commits support for ties between Vietnamese, Cambodian armies
- ·Trót trao 'cái ngàn vàng', liệu còn ai yêu mình?
- ·Việt Nam ready to contribute to success of ASEAN
- ·Vietnamese, Cambodian PMs meet on sidelines of ASEAN
- ·NA Standing Committee discusses electricity planning and pricing
- ·Vị ngọt kết nối trái tim
- ·President Thưởng attends the opening of third Belt and Road Forum for Int’l Cooperation in Beijing
- ·Bí quyết kinh doanh siêu thị mini thành công tại Long An
- ·Deputy PM pledges to accelerate JETP implementation in Việt Nam
- ·Việt Nam ready to contribute to success of ASEAN
- ·Australian frigate visits Việt Nam
- ·Giá vàng miếng SJC lao dốc tới 2,35 triệu đồng, người mua lỗ nặng
- ·Việt Nam ready to intensify multifaceted relations with Saudi Arabia: PM
- ·President Võ Văn Thưởng receives Cambodian Prime Minister in Bejing
- ·Party official meets Japanese Foreign Minister
- ·Thăm, chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Tân An
- ·Việt Nam, Russia strengthen comprehensive strategic partnership