【lbd hn】Lĩnh vực sản xuất, phát triển hạ tầng hút FDI từ Trung Quốc
4 tháng đầu năm 2019,ĩnhvựcsảnxuấtpháttriểnhạtầnghútFDItừTrungQuốlbd hn Trung Quốc giữ vị trí số 1 về vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam (1,3 tỷ USD). |
Gia tăng dự ánmới
Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương phía Nam đã có không ít dự án “đình đám” của các nhà đầu tưđến từ Trung Quốc và các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng Kông… được cấp phép.
Chẳng hạn, cuối tháng 4 vừa qua, chính quyền tỉnh Tây Ninh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD. Hay tỉnh Tiền Giang đã cấp phép cho Dự án của Công ty TNHH Lốp Advance Việt Nam (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD…
Trong khi đó, dự án tăng vốn đầu tư lớn nhất tại Đồng Nai từ đầu năm đến nay là của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Đài Loan), với vốn đăng ký tăng thêm 92,7 triệu USD.
Được biết, Formosa đầu tư vào Đồng Nai từ năm 2001, với số vốn đăng ký ban đầu là gần 450 triệu USD. Đến nay, doanh nghiệpnày đã 6 lần tăng vốn, đưa tổng vốn đầu tư lên hơn 1,5 tỷ USD, với nhiều ngành nghề như dệt may, nhựa, điện, xây dựng hạ tầng, xử lý chất thải, cho thuê kho bãi...
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Lê Hương Giang, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (IPCS, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, có khá nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan… có dự án đang hoạt động tại phía Nam đã tham dự một hội thảo về xúc tiến đầu tư vào Hải Phòng được tổ chức mới đây. Các doanh nghiệp này khá quan tâm đến việc đầu tư vào các lĩnh vực như khu công nghiệp, cảng biển, logistics...
Theo các chuyên gia, lý do hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc, đầu tư vào lĩnh vực phát triển hạ tầng công nghiệp là bởi những chính sách mới về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tếđã mở ra nhiều cơ hội phát triển với cả các nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư tiềm năng…
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc giữ vị trí số 1 về vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam (1,3 tỷ USD).
Dịch chuyển để hưởng lợi
Cùng với sóng đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc, các doanh nghiệp nước ngoài hiện có dự án tại nước này cũng đang gia tăng dịch chuyển đầu tư sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của Công ty CBRE Việt Nam cho biết, theo báo cáo “Xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á” vừa công bố, CBRE ghi nhận sự gia tăng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
“Xu hướng này không quá mới khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục tăng, khiến việc di dời dường như trở thành một lựa chọn khả thi về mặt tài chínhđối với nhiều nhà sản xuất”, đại diện của CBRE cho biết.
Cũng theo báo cáo này, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất này do các chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam như tăng trưởng GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát vẫn duy trì ở mức tích cực, trong khi Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương…
“Dự báo cho các quý còn lại của năm 2019 và cả năm 2020, nguồn cung bất động sảncông nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng trưởng để hưởng lợi từ việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc”, đại diện của CBRE nhận định.
Ngoài ra, với thị trường và khách thuê đang ngày càng am hiểu thị trường, chủ đầu tư cũng đa dạng hóa sản phẩm cho thuê, như đất cho thuê, nhà xưởng và kho xây sẵ̃n cho thuê, bán xưởng và cho thuê lại…
Hồi đầu năm nay, Công ty TNHH Phát triển công nghiệp BW (liên doanh giữa Becamex IDC và Warburg Pincus, Hoa Kỳ) đã được chính quyền tỉnh Bình Dương cấp phép 2 dự án phát triển hạ tầng công nghiệp tại Khu công nghiệp Thới Hòa, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 105 triệu USD.
Theo tìm hiểu, nhà đầu tư này có kế hoạch cung cấp nhà xưởng và kho xây sẵn và xây theo yêu cầu tại nhiều khu công nghiệp, trong đó chủ yếu ở Bình Dương và Bắc Ninh, nhằm cung ứng hơn 2 triệu mét vuông diện tích cho thuê.
Đại diện của CBRE nhìn nhận, xu hướng nhà xưởng xây sẵn cũng đang thay đổi, với nguồn cung dịch chuyển từ nhà xưởng một tầng truyền thống sang nhà xưởng cao tầng (từ 2 đến 6 tầng).
“Hiện tại, nguồn cung nhà xưởng cao tầng còn hạn chế, song đây có thể là một xu hướng mới khi Việt Nam mong muốn thu hút các ngành công nghệ cao và công nghiệp nhẹ - những ngành đòi hỏi nhà xưởng chất lượng cao”, bà Dung nhận định.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·ASEM 13: Chung tay thúc đẩy thương mại toàn cầu
- ·Ngành Hải quan chủ động triển khai công tác chống buôn lậu Tết Nguyên đán 2020
- ·Thị trường ô tô Việt Nam: Giảm thuế nhập khẩu, giá xe vẫn cao
- ·Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- ·Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: 9 tháng giải quyết hoàn thuế gần 9.500 tỷ đồng
- ·Cơ khí Việt Nam nhập siêu hàng tỷ USD/năm
- ·Đà Nẵng: Quy hoạch thêm các khu công nghiệp mới
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Hải quan Móng Cái nhận giấy khen về thành tích phòng, chống Covid
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Sắp có ‘Siêu nhà máy sữa’ 4.600 tỷ đồng tại Hưng Yên
- ·Bulgaria tăng cường và nâng cao quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam
- ·Thông tin chi tiết về xuất nhập khẩu nửa cuối tháng 3
- ·Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
- ·Ghi nhận cải cách ấn tượng của ngành Thuế
- ·Hải quan Long An thu ngân sách giảm mạnh
- ·Yêu cầu bức thiết
- ·Thông xe đường song hành cao tốc TP.HCM
- ·Công nhận 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2016