【bảng xếp hạng hạng 1 anh】Ông Triệu Tài Vinh: Vượt qua tin đồn về cả nhà làm quan, nâng điểm thi
Tại hội thảo khoa học đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới,ÔngTriệuTàiVinhVượtquatinđồnvềcảnhàlàmquannângđiểbảng xếp hạng hạng 1 anh những vấn đề lý luận và thực tiễn do Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay, Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Triệu Tài Vinh chia sẻ nhiều trăn trở về công tác cán bộ với kinh nghiệm của một bí thư tỉnh ủy.
Tôi chỉ được bồi dưỡng 4 ngày kiến thức lãnh đạo
Theo ông Triệu Tài Vinh, bàn về công tác cán bộ cần có quy hoạch cán bộ. Tuy nhiên, ông chia sẻ: "Tôi không được bồi dưỡng cán bộ chiến lược. Khi là ủy viên TƯ rồi mới được bồi dưỡng kiến thức 4 ngày. Khi còn học thì ai cũng muốn nghỉ sớm. Khi đi làm thực tiễn rồi thì lại muốn học thêm".
Ông Triệu Tài Vinh |
Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từng làm Bí thư Hà Giang, ông cho rằng công tác nhận xét, đánh giá cán bộ là khó nhất. Đánh giá thế nào cho đúng, cho trúng mà xuyên suốt.
"Rất nhiều cán bộ đánh giá ban đầu rất đúng nhưng sau này không đảm bảo tính thường xuyên, liên tục", ông Triệu Tài Vinh nói.
Theo ông, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển và kỷ luật cán bộ, chế độ chính sách như là quy chuẩn đã làm tốt.
"Quy hoạch cán bộ, như tôi nói từ cấp xã trở lên đều khó và hiện nay chúng ta có cả quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, đang làm tốt. Đào tạo, bồi dưỡng đang làm tốt. Luân chuyển cán bộ đã làm nhưng đánh giá cán bộ là cái khó", ông nhấn mạnh.
Xây dựng chương trình hành động cá nhân
Chia sẻ cách chấm điểm cán bộ của Hà Giang, ông Vinh cho biết tỉnh có hướng dẫn xây dựng chương trình hành động cá nhân.
"Mỗi tổ chức đảng, mỗi đảng viên khi nhận xét nhau đều 'hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ', 'tổ chức đảng trong sạch vững mạnh', nhưng nông thôn, vùng nghèo vẫn cứ nghèo", ông Vinh nêu thực tế.
Theo ông Vinh, nếu tổ chức đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì dứt khoát phải thay đổi được kinh tế, đảng viên xuất sắc phải có thay đổi về kinh tế.
Từ đó, Hà Giang hướng dẫn xây dựng chương trình hành động theo hướng cá nhân xây dựng, tự kiểm điểm trước chi bộ, tập thể góp ý kiến; cả bí thư cũng tự kiểm điểm trước ban thường vụ để thường vụ góp ý. Đây cũng chính là chỉ đạo của Tổng bí thư.
Ngoài ra, Hà Giang thí điểm thực hiện chống 27 biểu hiện suy thoái bằng cách bí thư tự chấm điểm cho mình trước theo các mức "không có biểu hiện, có biểu hiện" ở từng mức độ 1, 2, 3.
Ở mức 1, cán bộ tự xây dựng chương trình hành động khắc phục, mức 2 thì chi bộ theo dõi để lần sau đưa ra họp bàn, mức 3 là mức phải xem xét.
"Vấn đề này ban đầu không khó, dễ làm nhưng quá nhạy cảm. Cá nhân tôi xây dựng, tôi nói giờ tôi kiểm điểm trước các đồng chí, các đồng chí mạnh dạn góp ý, sau đó tập hợp tất cả lại.
Nhiệm kỳ trước, khi tôi làm Bí thư Tỉnh ủy, vai cha chú của tôi trong Thường vụ là chủ yếu, làm cùng thời với cụ thân sinh tôi nên rất khó lãnh đạo được. Khi đó dư luận cho rằng không biết đồng chí Vinh có làm nổi không", ông Vinh chia sẻ khó khăn.
"Đánh giá cán bộ luôn là khâu khó, nhưng không phải không có cách làm, vấn đề là có mạnh dạn làm hay không", ông Triệu Tài Vinh nhấn mạnh.
Đối mặt với thực tế
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ, theo ông Vinh cần biết chọn vấn đề của địa phương, cơ quan mình. Từ đó xây dựng sức đề kháng của hệ thống chính trị với một bí thư tỉnh là quan trọng.
"Tôi nói như vậy chắc là nhiều người nghĩ tới chuyện năm 2013, trên Facebook nói về gia đình làm quan và các đồng chí nghĩ đến vừa rồi là gian lận thi cử. Việc đó không sao, phải đối mặt với thực tế, vượt qua nó", ông Vinh chia sẻ.
Ngoài ra, phải biết tổ chức thực hiện bằng các đề án cụ thể. Ông Vinh nhắc lại lời ông Trương Tấn Sang khi làm Thường trực Ban Bí lên thăm trường thiếu nhi dẻo cao nơi ông học từng học lớp 1 đến lớp 4: "Trường này phải có nhiều Triệu Tài Vinh hơn".
Theo ông, đó là một sự động viên. "Đồng chí Trương Tấn Sang có hỏi tôi bây giờ là ủy viên dự khuyết thì cháu làm gì. - Báo cáo bác là tập trung làm các đề án, cụ thể hóa bằng đề án và tổng kết bằng đề án chứ không chung chung", ông Vinh kể.
Ngoài ra, phải có nhãn quan nhạy cảm chính trị xuất phát từ thực tiễn, phải biết cách tiếp cận vấn đề thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị trường và phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ, đánh giá được vai trò của người đứng đầu.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang chia sẻ: "Người đứng đầu nói thế thôi rất khó đánh giá. Nhưng tìm ở trong cái khó đấy sẽ có hành vi cụ thể minh chứng được người đứng đầu tư duy đúng".
Thu Hằng
Bộ Chính trị ra quy định kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tình báo Mỹ: 'bom máy tính' qua mặt an ninh sân bay!
- ·Hexa Space
- ·BMW Series 3 mới
- ·Dưới 600 triệu đồng, nên mua Suzuki Ciaz hay Toyota Vios?
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Porsche Việt Nam triệu hồi xe do lỗi đèn
- ·Hàng loạt xe máy Honda, Suzuki ở Việt Nam bị “nhái” kiểu dán
- ·Lái xe kiểu 'giết người'
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Thầy trò vùng lũ nỗ lực vượt khó, sẵn sàng cho năm học mới 2023
- ·Dừng xe giữa đường nghe điện thoại, chàng trai bị đánh
- ·Xe tải tuột dốc 'nuốt' xe máy, 3 bố con bạt vía
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·TMV phân phối độc quyền xe Toyota tại Việt Nam
- ·Chi tiết xe 7 chỗ “bom tấn” Ertiga của Suzuki
- ·Những lưu ý khi di chuyển cùng xe tải, container
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Xe hơi cố lãnh đạo Liên Xô có giá triệu đô