【xem bd trực tuyến】Tăng thuế thuốc lá
Tăng thuế thuốc lá để giảm mạnh sức tiêu thụ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên thế giới. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 căn bệnh, trong đó có ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư miệng, dạ dày, bàng quang, tụy... và là nguyên nhân của 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Cũng theo báo cáo của WHO thì các biện pháp phòng chống thuốc lá đã tăng đáng kể trong thập kỉ qua. Theo đó, năm 2007 chỉ có khoảng 1 tỷ người (15% dân số thế giới) được tiếp cận với ít nhất một biện pháp phòng chống thuốc lá. Ngày nay, có khoảng 4,7 tỷ người (chiếm 63% dân số thế giới) được tiếp cận ít nhất một chiến dịch phòng chống thuốc lá với những cảnh báo mạnh mẽ hoặc được tiếp cận những nơi công cộng cấm hút thuốc.
Hiện nay, các nước trên thế giới đang triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá và biện pháp đầu tiên đó là tăng thuế thuốc lá. Đơn cử, vào năm 2000, giá của một bao thuốc lá tại Pháp là 3,2 EUR, mức giá này đã tăng lên hơn gấp đôi tính đến năm 2016 là 7 EUR cho một bao thuốc. Thời điểm hiện tại, một người hút thuốc tại Pháp sẽ phải chịu mức thuế khoảng 7,90 EUR (khoảng 200.000 đồng) cho thói quen hút thuốc của mình. Mức giá tăng mạnh trong nhiều năm liền khiến lượng thuốc lá bán ra tại Pháp giảm theo thời gian.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Pháp, trong ba tháng sau khi tăng giá 1 EUR, doanh số tiêu thụ thuốc lá giảm tới gần 20%. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016 - 2017, tỷ lệ người trong độ tuổi từ 18 - 75 hút thuốc hàng ngày giảm từ 29 - 27%. Số người cũng giảm từ 13 xuống 12 triệu người trong giai đoạn này. Pháp dự kiến sẽ tăng giá của một bao thuốc lên tới 10 EUR trong năm 2020. Mức giá này là đủ cao làm cho người Pháp hút ít hơn, đồng thời ngân sách vẫn thu được ở mức 5,5 tỷ EUR tiền thuế.
Các giải pháp mạnh
Để hạn chế việc tiêu thụ và sử dụng thuốc lá, ảnh hưởng tới sức khỏe con người thì ngoài việc tăng thuế, nhiều nước trong đó có Việt Nam đã đề ra các giải pháp mạnh. Cụ thể, cảnh báo trên bao bì: In hình cảnh báo trên bao bì là phương pháp dễ dàng và được áp dụng rộng rãi nhất trong cuộc chiến chống thuốc lá. Nepal là nước đưa ra các cảnh báo sức khỏe trên bề mặt bao bì thuốc lá lớn nhất thế giới - chiếm tới 90% bao bì đóng gói.
Cấm hút thuốc nơi công cộng: Hiện 17 nước EU đang áp dụng lệnh cấm hút thuốc tại các nơi công cộng. Trong đó, Phần Lan là quốc gia có Luật Cấm hút thuốc nghiêm ngặt nhất, yêu cầu các hộ dân cư phải đăng ký với chính quyền nếu muốn cho phép hút thuốc, hướng tới mục tiêu loại bỏ hoàn toàn thuốc lá trong tương lai gần.
Áp dụng chương trình cai nghiện thuốc lá: Từ năm 2016, Ấn Độ đã đưa ra chương trình cai nghiện thuốc lá miễn phí trên toàn quốc, sau nghiên cứu cho thấy gần 1/2 số người trưởng thành ở nước này đã từng hút thuốc lá. Sau 2 năm, tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc đã giảm tới 33% và 53% người hút cũng lên kế hoạch cai nghiện.
Tại Việt Nam thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá hiện bằng 70% giá xuất xưởng. Tuy nhiên, khi tính theo chuẩn quốc tế là mức thuế trong giá bán lẻ, tỷ lệ thuế của Việt Nam (bao gồm cả VAT) chỉ chiếm khoảng 35% giá bán lẻ. Con số này ít hơn nhiều so với con số trung bình thế giới là 58,6%, thấp hơn đa số các nước ASEAN (Thái Lan: 70%,
Singapore: 66,2%, Brunei: 62%) và rất xa so với khuyến cáo của WHO. Điều đó khiến giá thuốc lá rẻ, nhiều người có thể tiếp cận, kể cả nhóm trẻ ở tuổi vị thành niên, học sinh, sinh viên…
Hiện nay, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đề xuất bổ sung mức thu thuế tuyệt đối 2.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 20.000 đồng/một điếu xì gà từ ngày 1/1/2020. Tuy nhiên, WHO, Bộ Y tế khuyến nghị Việt Nam cần tăng thuế tuyệt đối ở mức 2.000 đồng hoặc 5.000 đồng mỗi bao thuốc lá vào năm 2020, đồng thời tăng tới khi đạt 70% hoặc hơn trong giá bán lẻ. Theo báo cáo của Bộ Y tế, việc tăng thuế 5.000 đồng mỗi bao có thể giảm được 1,8 triệu người hút, tránh được tử vong sớm cho 900.000 ca mỗi năm, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước lên 10.700 tỷ đồng mỗi năm.
Khảo sát ở một số quốc gia cho thấy, nếu tăng thuế để giá bán lẻ tăng thêm 10% có thể khiến 40 triệu người hút thuốc lá từ bỏ thuốc và ngăn ngừa ít nhất 10 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá. Cũng theo tính toán của các chuyên gia, tăng thuế là một trong những giải pháp quan trọng, cần thiết nhất để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, giải pháp tăng thuế thuốc lá để hạn chế người mới tiếp cận, khiến người nghiện phải bỏ thuốc, bảo vệ hiệu quả sức khỏe cộng đồng và góp phần tăng thu cho NSNN, cải thiện kinh tế Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, việc tăng thuế 5.000 đồng mỗi bao có thể giảm được 1,8 triệu người hút, tránh được tử vong sớm cho 900.000 ca mỗi năm, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước lên 10.700 tỷ đồng mỗi năm. |
PGS. TS Bạch Thị Minh Huyền (chuyên gia kinh tế)
(责任编辑:La liga)
- ·Mẹ bị nhồi máu não nguy kịch, con phụ hồ vét túi được 2 triệu đồng
- ·Hơn 44.000 tỷ đồng hoàn thuế bằng phương thức điện tử
- ·Lạng Sơn: Trung Quốc tạm dừng thông quan hàng hoá do dịch Corona
- ·Chưa có hướng dẫn, Hải quan vướng về tên gạo xuất khẩu
- ·Anh chồng thân mật khiến tôi ngại ngần
- ·Đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
- ·Quảng Ninh: 5 doanh nghiệp được tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ
- ·Mức lương hưu năm 2021 và 2022
- ·Quyền khởi kiện khi bị chụp ảnh lén
- ·Hải quan Cẩm Phả ký quy chế phối hợp tại sân bay Vân Đồn
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 1/2016 (Lần 4)
- ·Ngành Hải quan thu 135 tỷ đồng tiền nợ thuế
- ·Chính thức khôi phục mua bán hàng cư dân biên giới qua cặp cửa khẩu Tân Thanh
- ·Trung ương phải gương mẫu đi đầu trong tinh giản bộ máy
- ·Lốp xe mòn coi chừng bị xử phạt
- ·10 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách 75,4 nghìn tỷ đồng
- ·Hoá đơn điện tử với hộ, cá nhân kinh doanh có đặc thù
- ·Việt Nam boosts defence co
- ·Phỏng lửa gas: Vợ chết, chồng thập tử nhất sinh cầu cứu
- ·Giá vàng tiến sát mốc 61 triệu đồng/lượng