【đội hình sc freiburg gặp union berlin】TP.HCM: Doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách
Đại diện một số doanh nghiệp cho biết, theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi năm 2013, doanh nghiệp không thể thế chấp sổ đỏ để vay vốn nếu chủ đầu tư KCN chưa nộp một lần số tiền thuê đất đã thu của doanh nghiệp cho Nhà nước đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp KCX-KCN TP.HCM cho biết, tuyệt đại đa số doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCX, KCN đều thống nhất thực hiện chuyển từ hình thức nộp tiền thuê đất hàng năm sang hình thức trả một lần. Thế nhưng, cách xác định đơn giá theo quy định của Luật Đất đai sửa đổi đã tăng từ 3 đến 4 lần, thậm chí nhiều nơi tăng từ 5 đến 7 lần so với quy định cũ, trở thành gánh nặng của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng.
Liên quan đến quy định về kí quỹ nhập khẩu phế liệu ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Cao su- Nhựa TP.HCM kiến nghị không nên đưa doanh nghiệp nhựa vào đối tượng kí quỹ. Mặt khác, việc kí quỹ lên đến 50% giá trị lô hàng thì trung bình một doanh nghiệp ngành nhựa phải kí quỹ khoảng 500 triệu đồng/lô hàng. Điều này gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay.
Hiện Thành phố có chương trình hỗ trợ vay vốn kích cầu doanh nghiệp, tuy nhiên, theo đại diện một số doanh nghiệp mức vay ưu đãi dưới 100 tỉ không đáp ứng được và thời hạn vay 7 năm rất khó trả hết nguồn vay trong thời hạn này.
Ngoài ra, tại hội nghị, ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM cho biết, hiện hầu hết các doanh nghiệp trong ngành sản xuất theo hình thức gia công xuất khẩu, nguyên liệu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Vì vậy, ngoài chủ trương phát triển công nghiệp phụ trợ để doanh nghiệp trong nước chủ động nguồn nguyên liệu, khi ưu tiên đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may, cần chính sách ưu tiên đầu tư về nguyên liệu, chứ không ưu đãi may mặc. Bởi đầu tư nguyên liệu cần vốn lớn, công nghệ, kỹ thuật mà doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức làm.
Tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp, ông Trần Tấn Hùng, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP.HCM cho biết sẽ ghi nhận, tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp để kiến nghị Thành ủy, UBND TP.HCM có tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp. Những ý kiến vướng mắc vượt thẩm quyền của Thành phố sẽ có văn bản kiến nghị lên các Bộ, ngành Trung ương nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Trái tim anh không còn đủ sức để yêu thêm người khác
- ·UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư
- ·Trồng bắp biến đổi gen lời hơn trồng lúa
- ·Mưa trái mùa gây thiệt hại nặng ở Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Bút chiến giữa thời bình (Bài 2)
- ·Lập hồ sơ “nghề làm tranh Đông Hồ” trình UNESCO
- ·10.800 tỷ đồng nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa
- ·Ðẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân
- ·Trao tiếp 450.000 ly sữa sạch tại Nghệ An
- ·Tiếp nhận tài liệu, bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa, Hoàng Sa
- ·Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Campuchia
- ·UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư
- ·Chung tay vì người nghèo
- ·Ký kết quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT
- ·Trung ương: Khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm, kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật
- ·Nộp phí bảo trì đường bộ: Chưa đến hạn đăng kiểm, không phải mang theo phương tiện
- ·Ba điều doanh nghiệp Việt Nam nên học hỏi từ Israel
- ·DN nhỏ và vừa cùng các chính sách hỗ trợ từ sau 1
- ·Công ty TNHH Thương mại Cẩm Thành: Vì một môi trường lao động an toàn
- ·Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng