【ltd bd việt nam】Tập trung triển khai rà soát văn bản QPPL liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn của từng bộ, ngành
Tập trung triển khai rà soát văn bản QPPL liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn của từng bộ,ậptrungtriểnkhairàsoátvănbảnQPPLliênquanđếncáclĩnhvựcchuyênmôncủatừngbộngàltd bd việt nam ngành
Chiều 13/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã chủ trì phiên họp báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ của Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Tham dự phiên họp còn có Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh; Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Hồ Quang Huy cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Báo cáo tại phiên họp, đồng chí Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL cho biết, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Tổ công tác (TCT), để triển khai việc rà soát hệ thống văn bản QPPL theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 nhanh chóng, kịp thời, tập hợp các kết quả rà soát, xây dựng và hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ, các Phụ lục kết quả rà soát kèm theo để phục vụ Kỳ hợp thứ 6, Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ: Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Quyết định ban hành Bảng phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên TCT; Tổng hợp kết quả rà soát của 13 bộ, ngành, 39 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 31 cơ quan có liên quan để xây dựng 23 Phụ lục kết quả rà soát theo các lĩnh vực được yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15; Chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo của Chính phủ và các Phụ lục kết quả rà soát trên cơ sở ý kiến độc lập của các thành viên TCT, các bộ, ngành liên quan để báo cáo TCT thông qua trước khi trình Chính phủ,...
Trên cơ sở kết quả các công việc đã được triển khai đến nay, Cục Kiểm tra văn bản QPPL mong muốn tại phiên họp lần này, Lãnh đạo Bộ cùng các đơn vị xem xét, cho ý kiến về hướng xử lý kết quả rà soát; thời gian tổ chức Hội nghị của Chính phủ lấy ý kiến đối với Dự thảo Báo cáo; đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, thành viên TCT tiếp tục nghiên cứu, cho ý kiến đối với các kết quả rà soát văn bản do các nơi gửi về; cơ cấu, bố cục và những nội dung chính của dự thảo Báo cáo chung do Chính phủ trình Quốc hội; Danh mục các tài liệu xin ý kiến tại phiên họp thứ hai của TCT.
Trao đổi, cho ý kiến tại phiên họp, đại diện các đơn vị thuộc Bộ có liên quan đến công tác rà soát văn bản QPPL cơ bản nhất trí với Dự thảo Báo cáo, tuy nhiên, để hoàn thiện hơn Dự thảo Báo cáo lần này, đại diện các đơn vị đề xuất nên phân công trách nhiệm rà soát đối với từng lĩnh vực chuyên môn của các bộ, ngành, và có Phụ lục của từng văn bản Luật liên quan; bổ sung thêm nguyên nhân "nguồn kinh phí chưa được đảm bảo" bên cạnh việc đánh giá nhân lực trong công tác này không đc bổ sung theo đúng năng lực, nhiệm vụ.
Đồng thời, qua nhận xét, đánh giá và rà soát lại về những góp ý của các bộ, ngành, địa phương gửi về, các đơn vị nhận thấy vẫn còn tồn tại một số báo cáo chưa thực sự chính xác; công tác rà soát còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc với nhiều văn bản chồng chéo, trùng lắp,...
Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá cao công tác tổng hợp, chuẩn bị Dự thảo Báo cáo của Cục Kiểm tra văn bản QPPL cùng những ý kiến đóng góp của các đơn vị tham dự phiên họp.
Bộ trưởng nhấn mạnh, nhóm lĩnh vực liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng cần được bổ sung thêm thành 1 Phụ lục trong Báo cáo lần này; đồng thời cần xem xét kỹ lưỡng thời hạn giám định các vụ án của Ban Nội chính Trung ương về phòng chống tham nhũng; tập trung vào 1 số nội dung trọng tâm như đấu giá tài sảnvà giám định tư pháp... Bộ trưởng cũng đề nghị, với Báo cáo lần này, các bộ, ngành liên quan sẽ được cung cấp nguồn thông tin đầu vào, từ đó làm cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu, phân công trách nhiệm và đưa ra những đề xuất sửa đổi cụ thể...
Dự thảo Báo cáo kết quả rà soát hệ thống các văn bản QPPL theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 tập trung vào 3 nội dung chính: (1) Quá trình tổ chức thực hiện; (2) Kết quả rà soát (Kết quả rà soát chung và kết quả rà soát theo từng lĩnh vực cụ thể: Thi hành án dân sự, đấu giá tài sản, giám định tư pháp, pháp luật về tố tụng dân sự, pháp luật dân sự, pháp luật về phá sản doanh nghiệp, pháp luật về trọng tài thương mại, pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước, pháp luật về Luật Ban hành văn bản QPPL) và Nhận xét, đánh giá; (3) Một số nhiệm vụ, giải pháp. |
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam trên vùng biển Tây Nam
- ·TP.HCM bốn lần điều chỉnh nhiệm vụ của các Phó Chủ tịch
- ·Thường trực Ban Bí thư: Tránh tình trạng 'vận động' không lành mạnh
- ·Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 9
- ·Chuyến bay đầu tiên thí điểm đón du khách quốc tế đến Việt Nam
- ·Cơ thủ số 1 Việt Nam vô địch World Cup Veghel 2024
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Thoả thuận hợp tác địa phương đầu tiên giữa Uruguay
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·Bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào ngày mai
- ·Con trai nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng xúc động nói lời tiễn biệt ba
- ·Hình ảnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ các nước
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Các địa phương không được “làm quá” gây cản trở cho dân
- ·Chậm nhất trong quý 1 phải triển khai các nhiệm vụ trong gói hỗ trợ phục hồi kinh tế
- ·Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân đồng lòng chống dịch Covid
- IIJ Global Solutions phát triển phần mềm chống mã độc tống tiền
- Rút ngắn khoảng cách từ TP Lào Cai lên Sa Pa nhờ dịch vụ thu phí không dừng
- Lừa bán phần mềm nghe lén điện thoại để chiếm đoạt tài sản
- Bí quyết thu hút nhân tài công nghệ cao nước ngoài
- Trung Quốc ứng dụng công nghệ 5G trong ngành hậu cần thương mại điện tử
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đổi mới sáng tạo để tái tạo chính mình
- “Nhân tố” tích cực đồng hành với tỉnh Cao Bằng trên hành trình chuyển đổi số
- Gần 50 triệu người Việt dùng mạng xã hội TikTok, xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia
- MISA QLTS
- Hà Nội vào mùa các giải chạy