【kq alaves】Từng dấu chân mệt nhoài
Đêm đã khuya. Những cơn gió rít qua từng đợt mới lạnh làm sao. Âm thanh của lũ dế trong những ngóc ngách nào đó cũng không thể làm cho cái xóm nghèo trở nên náo nhiệt. Nhưng ít nhất là điều đó cũng có thể làm cho cõi lòng người ta cảm thấy bình yên… Ông Hai vẫn lặng lẽ từng bước khập khiễng đầy khó nhọc trên con đường khuya thân thuộc - con đường mòn nhỏ xíu hai xe máy tránh nhau cũng khó…
Thoáng đó mà đã một tiếng đồng hồ - khoảng thời gian ông Hai đi bộ từ chợ về đến nhà,ừngdấuchnmệkq alaves những đứa con của ông đã ngủ từ lâu. Nhìn lên bàn, ông không khỏi đau lòng khi hai đứa trẻ tội nghiệp lại chừa cơm và dĩa rau muống luộc cho mình. Ông vừa ăn, vừa cảm thấy chua xót... 12 giờ đêm rồi chớ sớm gì đâu, ông Hai suốt ngày mệt nhọc định lên giường ngủ, nhưng viên đạn ở sống lưng làm ông đau buốt, không sao ngủ được. Ông Hai bước xuống giường, quàng vào mình tấm áo mỏng xanh người lính đã bạc màu. Bước ra ngoài hiên ngồi ngắm trăng cho quên đi nỗi buồn, ông lại vò viên điếu thuốc lào vào ống và rít một hơi dài có vẻ chán đời. Nhìn lên cao, vầng trăng tròn gợi lại ký ức ngày nào cùng với các đồng chí kề vai sát cánh nơi vĩ tuyến 17 mà ông không cầm được nước mắt. Ắt hẳn là đau buồn lắm người ta mới khóc một mình! Những giọt lệ ấy là để thương tiếc cho những anh em, đồng chí hy sinh ngày hôm ấy. Ông nhớ mãi cái đêm kinh hoàng mùi máu lửa mà ông cùng các đồng chí, đồng đội vượt sông Bến Hải để chi viện cho khu ủy kháng chiến bên kia sông. Những tiếng nổ rền vang dội… Hơn 20 đồng chí hy sinh để “chống lưng” đưa anh em mình qua bên sông. Khóc hết nước mắt và tự tay chôn cất anh em, ông Hai làm sao không khỏi ray rứt và ăn năn suốt đời khi trước lúc lâm chung thằng bạn thân nhất - cái thằng thuở nào cùng chăn trâu, thả diều - ghé tai ông trăn trối: “Có bức thư mình viết để trong ba lô mà chưa gởi má. Cậu nói với má là mình thèm cá rô kho tộ của má lắm…”.
Và thật đau lòng khi ông Hai vẫn chưa làm tròn tâm nguyện đó. Khi ông Hai rời quân ngũ mới có dịp trở về thăm bà má miền Tây năm xưa, nhưng tất cả chỉ còn lại một nấm mồ… Những kỷ niệm tràn như dòng chảy con sông làm khóe mi người cựu chiến binh cay cay.
Quá khứ ư? Ông Hai vừa tạm quên trong giây lát thì hiện tại cuộc sống phũ phàng lại hiện lên trong tâm khảm. Suy tư, muộn phiền làm ông Hai già đi trông thấy. Chỉ độ khoảng 60 tuổi mà tóc ông đã bạc hết, còn cả những đốm đồi mồi, đôi gò má hóp lại và những nếp nhăn nữa. Đi lính về năm 1965 với một chân bị thương nặng và một viên đạn còn “cư ngụ” trong lưng, ông Hai vùi đầu vào lo cái gia đình bé nhỏ với cuộc sống chật vật quanh năm. Sinh được đứa con gái đầu lòng, những tưởng “ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, nhưng khi vừa chào đời được 3 năm, nó đã bị teo hai chân, da vàng vọt, đến bây giờ đã 16 tuổi mà chẳng khác gì đứa trẻ lên 5. Đó là tội ác của đế quốc Mỹ… Ông Hai đâu ngờ mình lại bị nhiễm chất độc tai quái ấy: “Chính cha đã làm khổ con”, suy nghĩ đó làm ông Hai đau lòng suốt những năm qua. Đứa con gái luôn ngồi một chỗ không đi được, nhưng phần nào cũng biết suy nghĩ, nó thương cha lắm. Rồi đến lượt đứa em trai của nó ra đời, lại càng đáng thương, bị câm bẩm sinh, thân hình dị dạng chẳng giống người…
Tháng năm trôi qua thật nhanh, vợ ông cầm cự được 3 năm với chứng sơ gan thì qua đời. Lúc này, ông thật sự lạc vào mê cung không lối ra. Nhưng trời không ngược đãi ông khi hai đứa trẻ ngày càng ngoan ngoãn, biết mình chỉ còn cha nên thương ông lắm, bữa cơm rau muống, cà pháo hay hai con cá kho mắm thôi cũng đủ để chúng tự hào về cha rồi…
Bây giờ là 2 giờ sáng. Ông Hai vẫn còn ngồi co ro nghĩ ngợi mông lung. Ông nghĩ về đồng chí, về vợ, hai đứa con thơ dại mà quên cả thể xác lẫn tinh thần đang đau đớn khôn cùng. Cuộc đời ông là một bi kịch. Ngoài trời đang mưa, ông Hai gượng đứng dậy vào nhà ngắm nhìn hai tâm hồn trong sáng - hai niềm hy vọng còn lại - đang ngủ say mà nỗi bi thương đã ít nhiều thay bằng niềm vui khi đứa con gái đầu lòng đã dần bước được những bước đi đầu đời, còn đứa con trai thì đã nói bập bẹ được từ “ba… a...”.
Trời vẫn lạnh, tấm áo mỏng manh làm sao có thể tránh gió và càng không thể vơi đi sự xót xa. Cuộc đời này có vô vàn cảnh ngộ. Và biết đến khi nào ánh nắng ấm áp của mùa xuân mới về với ông?!
NGUYỄN MINH HUY
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nghệ An: Đi chặt củi, nông dân nhặt được đá đỏ tiền tỷ
- ·iPhone thống trị top 10 điện thoại bán chạy nhất thế giới 2021
- ·Moody’s đánh giá tích cực đối với Agribank
- ·TPHCM: Vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp tăng 2,3 lần
- ·Dựng tóc gáy với ‘hòn đảo chết’ nơi con người phải đeo mặt nạ
- ·Cục An toàn thông tin khuyến nghị về bảo vệ trẻ em khỏi các nội dung xấu độc trên mạng
- ·Người sáng lập Oculus: 'Zuckerberg đã chơi chúng tôi, nhưng Facebook đã trở thành Oculus'
- ·Hành động gây sốc của người phụ nữ hàng xóm trong đêm
- ·Toàn văn bài viết của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về ngày Tổng tuyển cử đầu tiên
- ·Petrolimex lo giảm thu 90 tỷ đồng trong 5 ngày vì thuế Bảo vệ môi trường
- ·Áp dụng lãi suất 5% khi vay mua nhà ở xã hội
- ·Smartphone, ‘phao cứu sinh’ của người tị nạn tại Ukraine
- ·FPT Smart Cloud mang tới giải pháp “Gắn kết nhân tài” cho doanh nghiệp tại Microsoft Lunch Talks
- ·“Mùa kiều hối Agribank 2019, Nhận tiền nhanh
- ·Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo Bộ Quốc phòng
- ·Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật công nghiệp công nghệ số trong năm 2022
- ·HVN nỗ lực triển khai các hoạt động về An toàn giao thông
- ·Vedan Việt Nam được vinh danh "Doanh nghiệp vì người lao động" năm 2018
- ·Cảnh báo tội phạm CNC lấy cắp thông tin thẻ ATM tại cây rút tiền
- ·Ba yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua smartphone cao cấp