【kqbd châu á】"Khổ" vì vòng quay USD
Quy trình
Từ hai tháng nay,ổampquotvìvòkqbd châu á lãi suất cho vay USD ở nhiều ngân hàng đã tăng từ 6 - 7% lên 8 - 9%/năm để hạn chế DN vay USD những tháng cuối năm. Thực trạng này xuất phát từ việc trần huy động chỉ 2% khiến việc thu hút tiền gửi USD không dễ, trong khi giá đầu vào bằng ngoại tệ cao hơn do dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đã tăng thêm 1%, khiến ngân hàng không dồi dào lắm về nguồn USD trong tay.
Để có được USD cho mục đích trả nợ cuối năm và thanh toán những hợp đồng mới, các DN buộc phải tìm cách để có nguồn ngoại tệ này. Chị Hồng Hạnh, nhân viên kế toán Công ty TNHH Cường Việt chuyên NK mặt hàng gia dụng cho biết, do DN không được phép nộp ngoại tệ vào tài khoản nên nhân viên ngân hàng đã tư vấn mua USD ở thị trường tự do về bán lại cho NH theo giá niêm yết, sau đó NH sẽ bán lại cho DN.
Khi đó, DN mới có được chứng từ hợp pháp để hạch toán kinh doanh. Theo chị Hạnh, chưa kể việc không có ngay USD để thanh toán cho đối tác ở nước ngoài đã làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như tiến độ nhập hàng của công ty mà DN cũng phải tự chịu mức tiền chênh lệch khi vừa mua USD ngoài thị trường tự do sau đó lại bán lại cho NH rồi chính mình lại mua số USD đó. Thời điểm hiện tại, DN phải chịu thiệt từ 500 đến 700 đồng/USD. Như vậy DN vừa mất tiền chênh lệch nhưng vẫn chậm thời gian thanh toán tiền hàng.
Đây là trường hợp DN NK hàng để kinh doanh. Với một số DN khác NK nguyên phụ liệu để sản xuất, tình hình giá USD tăng không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ nhập nguyên liệu mà còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc một Công ty chăn nuôi và chế biến nông sản cho biết, việc tăng giá USD làm giá nguyên liệu đầu vào tăng mà việc tăng giá thành sản phẩm là khó có thể vì thị trường đang chấp nhận giá cũ.
Cùng với việc bị thiệt trong thanh toán, DN mua USD ngoài thị trường chợ đen luôn sợ bị các cơ quan chức năng kiểm tra xử phạt. Chị Hạnh cho biết, thực tế này cộng với áp lực phải có ngay nguồn USD để thanh toán tiền hàng nên nhiều khi DN đặt hàng luôn nguồn USD với NH, chấp nhận mức giá thực mua còn cao hơn cả việc DN tự đi mua ở thị trường tự do.
Một cách thức khác nữa khiến giá USD bị đội lên cao là đồng USD quay vòng từ DN sang DN. Do lãi suất USD không hấp dẫn và tâm lý ngại bán USD cho ngân hàng nên nhiều DN đã giữ USD. Khi một DN biết DN bạn có nguồn USD chưa sử dụng đến có thể tư vấn lại cho ngân hàng mua USD của DN đó rồi bán lại cho DN mình. Cách làm này an toàn hơn việc mua USD ở thị trường chợ đen và cũng ít bị đội giá lên hơn. Tuy nhiên điều kiện của hình thức này là DN phải nhận lời “hỗ trợ” ngược trở lại DN bạn khi DN bạn có nhu cầu USD.
Quy định chặt chẽ hơn
Để giải quyết tình trạng này, giới chuyên gia đều cho rằng cần phải siết chặt việc quản lý ngoại tệ. Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp tương tự như Thông tư 26. Thông tư này quy định việc mua bán ngoại tệ của một số tập đoàn và tổng công ty Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước ban hành hồi cuối năm ngoái.
Ông Thành đề xuất, áp dụng các quy định tương tự đối với các DN khác nhất là trong bối cảnh tỉ giá tương đối bình ổn hiện nay sẽ giúp tăng thêm nguồn cung ngoại tệ cho các DN, qua đó ổn định tỉ giá và giảm bớt tình trạng đô la hóa.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lại đề xuất việc bỏ tín dụng ngoại tệ và thay bằng hình thức mua bán ngoại tệ. DN tự mua ngoại tệ ngoài thị trường để NK. Khi XK thu ngoại tệ về, DN có thể bán cho NH hoặc tìm cách tự quản lí. Hiện nay, ngoại tệ chỉ gửi vào ngân hàng, NH không được bán, chỉ có thể cho vay. Do vậy, ngoại tệ hoạt động như nội tệ, cũng huy động, cho vay… Điều này khiến việc kiểm soát của NHNN phức tạp, phải quản lí cả 2 loại tiền trên thị trường tín dụng.
Dù đồng tình với việc siết chặt quản lí tài khoản tín dụng của DN, song nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam chưa thể mở cửa cán cân vốn. Việc áp dụng theo phương án cho tự do nắm giữ ngoại tệ là chưa nên. Sau quá trình nới lỏng dần dần tỉ giá, Ngân hàng Nhà nước đang cho phép các DN XK giữ ngoại hối trên tài khoản, nhưng không được hưởng lãi suất cao, mà chỉ được hưởng lãi suất do cơ quan này chỉ định. Đây là phương án phù hợp.
Các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều chỉnh cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định chặt chẽ hơn đối với khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như có chính sách khuyến khích rõ rệt để các DN bán lại USD cho ngân hàng nhằm kìm đà tăng tín dụng ngoại tệ.
Song Trân
(责任编辑:World Cup)
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Dự án hơn 200 tỷ thi công dang dở, án ngữ trên 'đất vàng' Hà Tĩnh
- ·Cải tạo nhà tập thể cũ ở Hà Nội mang phong cách Vintage ngọt ngào
- ·Nhà ven hồ ở Lâm Đồng, đón trọn nguồn gió mát mẻ vào cuộc sống
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Ngôi nhà thông gió mát lạnh, võng mắc đu đưa bên sân vườn mini
- ·Hơn 2.000 lượt người tham gia trải nghiệm dự án trung tâm mới The Global City
- ·Chuỗi tiện ích chuẩn quốc tế tại Phoenix Legend
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Cải tạo nhà cũ mang hồi ức quê hương của gia chủ quê Hà Tĩnh
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·Bất động sản đông Hà Nội ‘tăng nhiệt’ với cuộc đua tìm kiếm căn hộ hạng sang
- ·Cảnh quan kiến trúc xanh 3D độc đáo tại LUMIÈRE Boulevard
- ·Nhà phố bề thế với ‘rừng cây’ tươi tốt, ngập khí tươi và gió trời
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·DICcons ký kết với các đối tác phát triển dự án Chí Linh Center
- ·Quy hoạch đô thị biển theo 3 chữ “đa”
- ·Long Hải ‘khát’ biệt thự biển nghỉ dưỡng xứng tầm dành cho giới tinh hoa
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Nội thất Đan Mạch JYSK đã có mặt tại Thuận An, Bình Dương