【số liệu thống kê về vfl bochum gặp rb leipzig】Sữa dởm vào...trường học
Đặc biệt,ữadởmvàotrườnghọsố liệu thống kê về vfl bochum gặp rb leipzig ở những sản phẩm này thành phần dinh dưỡng công bố 10 thì thực chất kiểm nghiệm chỉ đạt 1-2, thậm chí không có.
Những sản phẩm núp bóng sữa này đang tấn công ồ ạt vào trường học ở các tỉnh với mức chiết khấu “khủng”.
Chỉ riêng tại Tiền Giang, qua khảo sát lấy 15 mẫu ngẫu nhiên trên thị trường đã phát hiện 11 mẫu không đạt.
Nhiều “chiêu” lừa người tiêu dùng
Ngày 14-8, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang đã công bố kết quả kiểm nghiệm sản phẩm dinh dưỡng cao cấp US-Sure nguyên kem loại lon 900 gam sản xuất ngày 13-12-2013 và sản phẩm US-Sure phát triển chiều cao sản xuất ngày 10-4-2014 của Công ty CP sản xuất thương mại thực phẩm Miền Đông (Bình Tân, TP.HCM) không đạt chất lượng.
'
Công ty Miền Đông ghi chữ “Sản phẩm dinh dưỡng đặc trị dành cho người gầy” trên nhãn đã gây hiểu lầm cho người tiêu dùng - Ảnh: V.Trường
Hai sản phẩm trên do người tiêu dùng ở TP Mỹ Tho mang đến Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khiếu nại và yêu cầu kiểm nghiệm.
Theo đơn khiếu nại của chị P.T.T.L. ở P.8, TP Mỹ Tho, con chị đã sử dụng hai sản phẩm này được vài tháng. Tuy nhiên gần đây chị phát hiện sau khi pha xong để vài phút thì bị lắng xuống, phía trên trong vắt và không có mùi thơm như các loại sữa khác. Chị L. đề nghị Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang kiểm tra chất lượng hai sản phẩm tương tự còn nguyên niêm phong mà chị đã mua.
Ngày 17-7, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Tiền Giang có văn bản đề nghị Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Tiền Giang gửi hai sản phẩm nói trên đến cơ quan chức năng tại TP.HCM để kiểm nghiệm.
Kết quả kiểm nghiệm tại Viện Y tế công cộng TP.HCM công bố ngày 1-8 cho biết cả hai hộp sản phẩm đều có tới 15/19 chỉ tiêu không đạt chất lượng. Đối với sản phẩm US-Sure nguyên kem, hàm lượng protid chỉ có 2,36% (công bố 11+/-4%), vitamin C chỉ có 0,69mg/100 gam (công bố 29mg), magiê chỉ có 10,64mg (công bố 35-45mg), canxi chỉ có 165,25mg (công bố 220-350mg).
Riêng hai chỉ tiêu có công bố là đồng và vitamin D3 hoàn toàn không có. Còn sản phẩm US-Sure phát triển chiều cao vượt trội có hàm lượng protid là 4,62% (công bố 12+/-5%), canxi chỉ có 651mg (công bố 100-1200mg), vitamin A chỉ có 199mg (công bố 390-420mg). Riêng vitamin D3 cũng không có như công bố.
Tại cuộc họp ngày 14-8, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã yêu cầu Công ty Miền Đông thu hồi toàn bộ lô sản phẩm sản xuất vào hai ngày nói trên đang bán trên thị trường và đăng báo năm kỳ nói rõ lý do thu hồi theo quy định tại điều 22 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ông Nguyễn Văn Minh, trưởng phòng tổ chức Công ty Miền Đông, đã xin lỗi khách hàng và cam kết thu hồi sản phẩm không đạt chất lượng mà cơ quan chức năng phát hiện.
Thông tin không đúng sự thật
Theo hợp đồng ký ngày 9-6 giữa Công ty Miền Đông và Trường mẫu giáo Bảo Lộc ở xã Trung An, TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) ghi rõ: “Bên B đồng ý mua và bên A đồng ý bán các mặt hàng sản phẩm sữa bột mang nhãn hiệu Frisure Gold A+ do bên A sản xuất và cung cấp với số lượng 2 thùng/tháng, 18 thùng/năm học”.
Các bảng báo giá, chương trình khuyến mãi của công ty này phổ biến rộng rãi trong các trường mẫu giáo cũng khẳng định đây là sữa, chứ không ghi là sản phẩm dinh dưỡng như trên bao bì.
Cô Lê Thị Ánh, người phụ trách Trường mẫu giáo Bảo Lộc, khẳng định nhân viên của công ty giới thiệu đó là sữa nên nhà trường mới mua cho trẻ uống hằng ngày vì trẻ có nhu cầu uống sữa chứ không uống sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. “Mỗi tuần chúng tôi cho trẻ uống sữa ba ngày, trung bình 200-220 gam/trẻ/ngày. Chúng tôi chọn sữa Frisure Gold A+ của Công ty Miền Đông vì được một cô giáo quen giới thiệu. Thật lòng chúng tôi không thể biết chất lượng có đúng với công bố trên bao bì hay không”.
Theo ông Đỗ Văn Phước - phó giám đốc Sở Công thương kiêm chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang, trong đợt kiểm tra vừa qua đơn vị này đã lấy 15 mẫu “sản phẩm dinh dưỡng” ngẫu nhiên trên thị trường gửi kiểm nghiệm và phát hiện đến 11 mẫu không đạt chất lượng như công bố.
Các “sản phẩm dinh dưỡng” bị phát hiện kém chất lượng đều do doanh nghiệp ở TP.HCM sản xuất, trong đó có một sản phẩm của Công ty Miền Đông. Mẫu này được cơ quan quản lý thị trường lấy ngẫu nhiên, không liên quan gì đến hai mẫu của người tiêu dùng khiếu nại (hai mẫu này cũng kém chất lượng).
Hiện nay, hầu hết sản phẩm sữa và dinh dưỡng bán trên thị trường không ghi lô sản xuất mà chỉ ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng. Chính vì vậy, khi phát hiện vi phạm thì cơ quan quản lý thị trường chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào giá trị của lô hàng tồn tại nơi lấy mẫu chứ không thể phạt cả lô sản xuất.
Trong đợt lấy mẫu vừa qua, mỗi nơi chỉ còn tồn 3-7 hộp nên số tiền phạt mỗi sản phẩm vi phạm chỉ 1-2 triệu đồng. Hàng kém chất lượng sản xuất cùng ngày nếu “may mắn” không bị phát hiện vẫn tiếp tục bán cho người tiêu dùng!
Theo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang, cơ quan này đã xử phạt các doanh nghiệp sản xuất 11 loại sản phẩm dinh dưỡng này rồi, nhưng chưa thể công bố danh tính vì “vướng” quy định tại điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính. Quy định này nói khi nào vi phạm gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
“Chúng tôi biết sữa hay sản phẩm dinh dưỡng đều có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Thế nhưng hiểu như thế nào là gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì chúng tôi chưa có căn cứ xác định được nên tạm thời chưa công bố” - ông Phước nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, 11 sản phẩm dinh dưỡng kém chất lượng vừa bị phát hiện trên thị trường tỉnh Tiền Giang đều có đặc điểm giống nhau là hàm lượng các chất có trong sản phẩm thấp hơn công bố trên nhãn. Chẳng hạn sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn có tên là G... C công bố có 243mg canxi/100 gam nhưng thực tế chỉ có 75mg. Hay thực phẩm dinh dưỡng B... dành cho trẻ 1-15 tuổi ghi hàm lượng lysine là 210mg/38 gam, nhưng thực tế chỉ có 1,53mg...