【lich thi đấu ngoại hạng】Chi phí logistics sẽ giảm, tương đương 18% GDP
Đây là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong bản dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đang được Bộ Công Thương xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp.
Từ trước đến nay, logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Quan điểm này vẫn không thay đổi trong kế hoạch lần này.
Tuy nhiên, những năm qua chi phí hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm đến 20-25% GDP cả nước, trong khi ở các nước phát triển, chi phí logistics chỉ chiếm 7-10% GDP, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Do vậy, việc giảm chi phí logistics sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập.
Theo Bộ Công Thương, sự cạnh tranh về giá, hoạt động manh mún, chụp giật lẫn nhau, làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay trên sân nhà vẫn là tình trạng chung của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam.
Hiện Việt Nam có khoảng 1.300 doanh nghiệp dịch vụ logistics, chủ yếu làm nhiệm vụ giao nhận, vận tải, kho bãi, cảng biển, bốc xếp, phân phối, đại lý, thủ tục hải quan, các dịch vụ logistics tích hợp… Thế nhưng, có đến 72% trong số này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (quy mô vốn từ 4-6 tỷ đồng), chỉ có 5-7% nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, còn lại là do doanh nghiệp tự đào tạo.
Để có thể phát triển được dịch vụ logistics, Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng; nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; phát triển thị trường…
Theo đó, cần bổ sung, sửa đổi nội dung về dịch vụ logistics trong Luật Thương mại; xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics thời kỳ 2020-2030; rà soát các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến logistics của Việt Nam để ban hành mới các chính sách, thể chế pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics…
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Truyền thông Lào ca ngợi công ơn của quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam
- ·Mỗi tháng để dành 10% lương, 5 năm có 160 triệu đủ tiền dự phòng
- ·Việt Nam sẽ kết nối thông tin tờ khai hải quan với Indonesia và Thái Lan
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Triển khai mới Cổng thông tin điện tử tại 4 cục hải quan địa phương
- ·Giao dịch chứng khoán online được thực hiện thế nào?
- ·Ngày 15 giữa tháng, Shopee tiếp tục tung hàng loạt deal ‘gì cũng rẻ’
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Sản xuất 5 triệu tấn thép trong năm 2013
- ·'Gia đình không vào cuộc thì trẻ em khó an toàn trên môi trường mạng'
- ·Tổ 970 đã đi đúng hướng
- ·Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn tiếp xã giao Tổng cục trưởng Hải quan Tây Ban Nha
- ·Thuế Hải Phòng: Đối thoại trực tuyến gỡ khó cho doanh nghiệp
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Triển khai mới Cổng thông tin điện tử tại 4 cục hải quan địa phương
- ·DN có được chuyển đổi phương pháp tính thuế?
- ·Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Algeria Dân chủ và Nhân dân
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Các ngân hàng phải chấp nhận chuyển đổi số hoặc đứng trước nguy cơ 'tuyệt chủng'