会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【doi hinh tuyen duc】Không để bất kỳ trường hợp khó khăn nào không được hỗ trợ!

【doi hinh tuyen duc】Không để bất kỳ trường hợp khó khăn nào không được hỗ trợ

时间:2024-12-23 19:50:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:398次

Báo Cà Mau(CMO) Chiều nay (ngày 10/9), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Cà Mau tổ chức hội nghị trực tuyến về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đến cấp xã (cấp xã là cấp trực tiếp chỉ đạo thực hiện gói hỗ trợ Covid-19), nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, công tác tuyên truyền vận động; đồng thời tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở trong việc thực hiện Nghị quyết 68. Cụ thể là tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện nhóm 12 - nhóm lao động tự do, đợt 2.

Hội nghị do ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chủ trì.

Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: “Đợt 1, tỉnh đã cơ bản thực hiện xong gói hỗ trợ, tuy nhiên hiện vẫn còn phát sinh (số lượng không nhiều), do các nơi nằm trong khu phong toả chưa đi điều tra được, hoặc do địa bàn rộng nên khi đi rà soát còn sót. Đến nay, toàn tỉnh đã chi hỗ trợ được 8/12 nhóm đối tượng với hơn 51.400 lao động, tổng số tiền hơn 37,5 tỷ đồng. Riêng nhóm 12 - lao động tự do, tính đến thời điểm này đã có hơn 11.300 người được hỗ trợ, hoàn thành xong đợt 1”.

Hiện tỉnh đang tiếp tục thực hiện giai đoạn rà soát các nhóm còn lại và thực hiện nhóm 12, đợt 2 theo Quyết định 1712 của Chủ tịch UBND tỉnh, bởi đây là nhóm có nhiều lao động bị mất việc làm nhiều nhất và cũng là nhóm khó khăn nhất.

UBND Phường 7, TP Cà Mau chi hỗ trợ cho người bán vé số, kèm theo tặng gạo cho mỗi người. (Ảnh chụp ngày 17/7).

Theo rà soát của các địa phương, nhóm lao động tự do đợt 2 có khoảng 52.000 người; đặc biệt trong Quyết định 1712 có hỗ trợ khẩu nghèo, cận nghèo với khoảng 43.000 khẩu, mỗi khẩu chi hỗ trợ 500.000 đồng (đối tượng này đã rõ).

Tại hội nghị, các địa phương quan tâm đến công tác triển khai thực hiện nhóm 12 - nhóm lao động tự do đợt 2.

Tại TP Cà Mau, đến nay đã có 115 ấp, khóm đã tiếp nhận hồ sơ xin hỗ trợ của người lao động. Phòng LĐ-TB&XH cũng đã tiếp nhận hồ sơ của 9/17 xã, phường, chủ yếu là hồ sơ hỗ trợ khẩu trong hộ nghèo, cận nghèo (hơn 1.500 người được đề nghị hỗ trợ).

Tuy nhiên, thành phố gặp khó trong việc chi trả hỗ trợ cho người làm nghề thợ hồ, phụ hồ, vì họ chưa đủ điều kiện hỗ trợ, do có thời gian ngừng việc chưa đủ 15 ngày liên tục. Mặt khác cùng làm chung công việc xây dựng còn có thợ sơn, thợ đóng trần, thợ đi đường điện nước…

Tương tự, các huyện cũng gặp khó trong việc chi trả cho đối tượng này. Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đề nghị các địa phương tuỳ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng để xác nhận và gửi văn bản đề nghị lên Sở LĐ-TB&XH trình xin ý kiến UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kịp thời.

Đối với các ngành nghề đặc thù tại địa phương như vá lú, vá lưới, sên vuông, đào đất… gặp khó về điều kiện hỗ trợ cũng được các xã đề nghị xem xét chi trả chính sách kịp thời.

“Đối với trường hợp người dân thực sự khó khăn nhưng không đủ điều kiện, hoặc không phù hợp với các nhóm trong gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 thì địa phương cần có văn bản đề nghị cụ thể, để sở trình xin ý kiến và có phương cách hỗ trợ khác, không để bất kỳ trường hợp nào thực sự khó khăn mà không được hỗ trợ”, ông Nguyễn Quốc Thanh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh cho rằng: “Thực tế, trong xã hội có rất nhiều ngành nghề và trong đại dịch, người dân khó khăn rất cần hỗ trợ. Do đó, trong quá trình rà soát, cần lưu ý những người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp, nhất là đối với những người làm nên thu nhập chính của gia đình, hoặc những người có mức thu dưới 1,5 triệu đồng/ tháng. Không nên cứng nhắc, nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Về việc xác nhận nơi cư trú trong điều kiện giãn cách xã hội thì phải linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho người dân được hưởng chính sách”.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Quốc Thanh, việc triển khai gói hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, minh bạch là “sứ mệnh” của những người làm công tác này, góp phần giúp được người đang cần hỗ trợ bớt đi một phần khó khăn, chiến thắng đại dịch. Do vậy, ông chia sẻ những khó khăn của anh em cán bộ cơ sở vì phải cùng lúc tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, vừa phải thực hiện rà soát, chi trả sớm nhất, trao tay người dân số tiền được thụ hưởng.

Đồng thời đề nghị và mong muốn lãnh đạo các huyện, thành phố quan tâm hơn nữa công tác triển khai thực hiện gói hỗ trợ với tinh thần trách nhiệm cao nhất; các địa phương cũng cần tăng cường công tác truyền thông sâu, rộng, thông suốt để người dân hiểu rõ và được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời.

“Các địa phương cần linh hoạt trong phương thức chi trả, nhất là phát huy tối đa việc chi trả không dùng tiền mặt trong điều kiện giãn cách xã hội và an toàn phòng, chống dịch bệnh. Cần kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải quyết bức xúc của người dân, để việc hỗ trợ người dân thực sự ý nghĩa, nhân văn, tạo hiệu ứng tích cực trong Nhân dân”, ông Nguyễn Quốc Thanh nhấn mạnh./.

 

Băng Thanh

 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
  • Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập
  • Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 18/3/2024: CNY tại ngân hàng Vietcombank, BIDV tăng chiều bán ra
  • VPBank được Shopee vinh danh là đối tác chiến lược ấn tượng năm 2020
  • G7 kêu gọi áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế đối với trí tuệ nhân tạo
  • Sẽ có một số thay đổi về cách định giá khi mua bán nợ
  • Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
  • Hồ Đức Trung & hành trình đoạt Huy chương Bạc sinh học quốc tế
推荐内容
  • Bộ Công Thương: Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, khai thác hiệu quả xu hướng số hóa nền kinh
  • SCB tặng Bình Thuận xe xét nghiệm lưu động
  • Đại học Huế lần đầu tiên vào bảng xếp hạng của US News & World Report
  • Tạm giữ 7.000 sản phẩm mỹ phẩm, quần áo có dấu hiệu nhập lậu
  • Tiêu chuẩn quốc tế
  • VPBank: 9 tháng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 11.736 tỷ đồng