【vòng loại cúp úc】Nợ xấu giảm, mừng nhưng phải cẩn trọng
Cần làm rõ chất lượng nợ xấu
Theo TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nợ xấu giảm ai cũng mừng, nhất là các ngân hàng. Nhưng thực tế, hiện nay các ngân hàng đã thật sự tốt chưa là điều cần phải bàn. Nợ của các ngân hàng là yếu tố đáng lo với các tài sản thế chấp là bất động sản, một số ngân hàng cho biết hiện giá thấp còn khoảng một nửa so với ngân hàng định giá khi nhận thế chấp. Bên cạnh đó, thủ tục thanh lý một tài sản thế chấp hiện nay phải mất đến 3 năm. Điểm nghẽn ở đây không phải do tín dụng, mà do từ Luật dân sự và nhiều thứ khác nữa. Tuy nhiên, ông Trần Du Lịch cho biết ông kỳ vọng vào các giải pháp giải quyết nợ xấu của Chính phủ như khoanh nợ, xây dựng cơ chế mua bán nợ xấu… cùng với mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, và hy vọng vấn đề nợ xấu sẽ được giải quyết trong khoảng thời gian từ nay đến 2015.
Theo TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, tỷ lệ nợ xấu từ 8% hồi cuối năm 2012 giảm xuống còn 6% vào thời điểm hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, con số này thực ra chưa thể nói lên điều gì bởi lẽ cần làm rõ chất lượng của nợ xấu như thế nào, chứ không thể nhìn bề ngoài còn đoán cả nội dung được.
Cụ thể trong số 6% nợ xấu hiện có thì cần phải phân tích nợ xấu từng nhóm là bao nhiêu, nợ mất vốn là bao nhiêu, chưa mất vốn nhưng chất lượng tài sản thế chấp, mức độ nguy hiểm như thế nào. Nợ tiềm ẩn xấu hiện nay mới đáng sợ, bởi vì hiện nay có một số ngân hàng có nhiều khoản vay xấu, từ đó có thể thấy dư nợ của ngân hàng đó không thể tốt được.
Trong khi đó, ngân hàng lệ thuộc quá nhiều vào tài sản thế chấp, nhưng hiện nay tài sản thế chấp không bán được. Việc các ngân hàng lấy huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ về nợ xấu. Không chỉ vậy, rủi ro còn tiềm ẩn ngay trong chính lực lượng nhân sự ngân hàng vì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn kém. Bởi trên thực tế, nhiều nhân viên ngân hàng thẩm định dự án để cho vay, nhưng lại chẳng am hiểu gì về lĩnh vực thuộc dự án mình đang làm. Điều này rất nguy hiểm, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về nợ xấu…
Tăng trưởng tín dụng 12% có khả thi?
Đánh giá về mức tăng trưởng tín dụng 12% trong năm 2013 có khả thi hay không trong khi 2 tháng đầu năm mức tăng trưởng đều âm, các chuyên gia kinh tế nhận định về số lượng thì hoàn toàn đạt được, nhưng chất lượng thì chưa thể nhận định được trong điều điều kiện hiện nay.
Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm, nhưng linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến và tình hình thực tế. Cho phép các tổ chức tín dụng cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vốn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ. Trong tháng 3 này sẽ ban hành, hướng dẫn quy chế cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02 của Chính phủ…
Theo TS Lê Thẩm Dương, mục tiêu năm 2013 tăng trưởng tín dụng là 12%, nên bản thân các ngân hàng rất muốn đẩy tín dụng ra, nhưng đẩy ra được hay không lại phải dựa vào nhiều yếu tố thách thức. Trong đó có 3 cản trở lớn, gồm: nợ xấu, tái cấu trúc và cản trở từ nguồn nhân lực, tính thanh khoản, quản trị… Trong đó, do lo sợ nợ xấu, nên các ngân phải nâng chuẩn cho vay lên cao, chọn lĩnh vực thật tốt mới cho vay trong khi số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn để vay lại không nhiều. Từ đó lại hạn chế trở lại khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
TS Trần Du Lịch cho rằng, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được các ngân hàng dự kiến để điều hành thị trường tiền tệ. Điều quan trọng hiện nay là đối tượng cần vay có tiếp cận được nguồn vốn hay không. Đặc biệt, không nên để xảy ra tình trạng vay vốn bằng mọi giá.
Mức tăng trưởng tín dụng 12% có đạt được hay không còn phụ thuộc vào việc triển khai các giải pháp tài chính theo Nghị quyết 02 của Chính phủ…/.
Lê Thu
(责任编辑:World Cup)
- ·Phương Oanh và cặp song sinh thắng giải 'Hot Mom/Dad & Kid'
- ·Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- ·Vì lợi ích của hội viên, nông dân
- ·Trung tâm tài chính TP.HCM
- ·Đức Hòa: Khen thưởng 20 gia đình tiết kiệm điện
- ·TP.HCM tăng tốc đầu tư hạ tầng kết nối vùng
- ·Quả bóng vàng Việt Nam 2023: So bó đũa, chọn cột cờ
- ·Đến năm 2030, Yên Bái cần 280.000 tỷ đồng vốn đầu tư
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư động viên các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID
- ·Sẵn sàng Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2023 từ ngày 1/4
- ·Hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa với chuỗi sự kiện ‘Gieo mầm thiện tâm’ ngay trong ngày đầu tiên
- ·Đánh bại Khánh Hòa nhưng HLV Lê Huỳnh Đức chưa hài lòng về Becamex Bình Dương
- ·Thể thao Bình Dương với mục tiêu vươn tầm quốc tế
- ·Hình thành loạt trung tâm kinh tế biển
- ·Nghị định quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi
- ·Thủ tướng chỉ đạo xử lý một loạt vấn đề nóng
- ·Vì sao Đà Nẵng thu hút vốn đầu tư FDI chỉ đạt gần 50% so với năm 2021?
- ·Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021
- ·Xây dựng yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe chạy thử
- ·HLV Philippe Troussier thất vọng khi đội tuyển Việt Nam để thua Iraq