【kqbd online】Ùn tắc nông sản và "đứt đoạn" thông tin
Địa phương thiếu thông tin
Rau quả của Việt Nam hiện đã được xuất đi 40 quốc gia và vùng lãnh thổ,Ùntắcnôngsảnvàampquotđứtđoạnampquotthôkqbd online với 10 thị trường xuất khẩu chính: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan, Singapore, Đài Loan.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 5 năm qua tăng trưởng ở mức cao, bình quân 26,5% mỗi năm, từ 439 triệu USD trong năm 2009 lên gần 1,49 tỷ USD năm 2014. Trong 4 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu rau quả ước đạt 488 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu rau quả đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt còn được xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tuy nhiên, nếu nhìn vào con số 1,5 tỷ USD xuất khẩu rau quả của Việt Nam so với nhu cầu 1.000 tỷ USD của thế giới thì thấy rằng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn quá nhỏ bé.
Điều đáng nói là tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn rất lớn và hoạt động XK mặt hàng này lại liên tục gặp khó khăn. Một thực tế liên tục lặp đi lặp lại là cứ vào mùa vụ là rau quả của Việt Nam lại rớt giá, thậm chí còn phải đổ bỏ. Ví dụ rõ nhất là sự ùn tắc dưa hấu mới đây tại cửa khẩu hay 50.000 tấn hành Sóc Trăng đang chất đống không tiêu thụ được.
Theo ông Lê Văn Ánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện Việt Nam đã và đang xúc tiến mở thêm thị trường xuất khẩu trái vải, tuy nhiên các giải pháp dường như vẫn đang nằm trên giấy bởi lẽ thực tế các thông tin cụ thể như mua ra sao, ai mua, số lượng tiêu thụ là bao nhiêu, khả năng tiếp cận thị trường chưa có, năng lực vận chuyển... đều chưa cụ thể.
“Trong khi đó, hiệp hội quá nghèo, không có kinh phí để nghiên cứu thị trường. Kinh phí hội viên chỉ thu tượng trưng bởi doanh nghiệp cũng ít tiền”, ông Ánh nói.
Cùng quan điểm trên, ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, sản xuất phải căn cứ vào thị trường. Mặt hàng rau quả của Việt Nam có nhiều thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm, đứng đầu là Trung Quốc nhưng thị trường này chủ yếu vẫn xuất khẩu tiểu ngạch khiến cho việc tiêu thụ không bền vững.
“Cần đánh giá kỹ thị trường này tiêu thụ thế nào, có ổn định không, dự báo ngắn hạn, dài hạn để chỉ đạo, định hướng địa phương trồng và trồng sản phẩm nào”, ông Thanh nói.
Mặt khác, để phát triển sản xuất, tiêu thụ rau quả, trái cây theo hướng bền vững, ông Ánh đề nghị, cần có sự phối hợp bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước đến người sản xuất, người làm lưu thông.
Bộ Công Thương không nhận được phản hồi!
Đáp lại nhiều ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh lại cho rằng, thông tin từ địa phương lại chưa đến được với các bộ, ngành. Dẫn chứng thực tế cho thấy, vụ dưa hấu vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi các tỉnh rà soát đánh giá số lượng, thời điểm thu hoạch để phối hợp với bộ và các tỉnh biên giới nhưng không nhận được thông tin phản hồi từ địa phương.
“Chúng tôi nắm thông tin qua truyền thông, báo chí. Như vậy, đã có sự đứt đoạn trong thông tin. Các đơn vị đề nghị sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhưng thông tin không tới thì chúng tôi không thể hỗ trợ”, ông Tuấn Anh nói.
Như vậy, xuất khẩu rau quả trái cây còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân được nhấn mạnh đến là do công tác thông tin.Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian qua công tác tìm kiếm thị trường đã được triển khai nhưng chưa phát huy hiệu quả, còn đứt đoạn trong khâu xử lý thông tin.
Nhằm giải quyết “nút thắt” thông tin, ông Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương giao Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu nghiên cứu thông tin thị trường, giá cả, diễn biến thị trường để phối hợp với Bộ NN&PTNT cung cấp thông tin cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng một cách kịp thời.
Đặc biệt, Bộ Công Thương giao Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin phối với Cục Xuất nhập khẩu nghiên cứu lựa chọn tỉnh Kiên Giang để xây dựng đề án thí điểm cung cấp thông tin thị trường trọng điểm, mặt hàng trọng điểm cho lãnh đạo tỉnh, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã có thông tin cập nhật kịp thời.
Ngược lại, địa phương cần phối hợp hơn nữa về quy hoạch mặt hàng rau quả, trái cây thông tin cho Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương về năng lực sản xuất để các bộ, ngành có sự điều tiết khi lưu thông.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: ‘Thực hiện EVFTA càng sớm lợi ích mang lại càng cao'
- ·Zidane đạt thỏa thuận dẫn dắt Bayern Munich
- ·Ngành Hải quan đã xử lý và thu hồi 831,97 tỷ đồng nợ thuế
- ·Cán bộ thuế đi công tác nước ngoài phải có đề cương
- ·‘Kim Jong Un’ tươi cười khoe sầu riêng trên đường phố Singapore khiến người dân xôn xao
- ·Hai tác giả Việt giành huy chương Vàng cuộc thi ảnh quốc tế
- ·Bãi bỏ 9 thủ tục hành chính thuế
- ·Trong vòng 1 tháng có tới 1.732 vụ vi phạm pháp luật hải quan
- ·Quảng Ninh: Cứu sống trẻ 8 tháng tuổi bị nhiễm độc chì do uống thuốc cam không rõ nguồn gốc
- ·Tiếng gọi từ Nam Giang
- ·Đề xuất bỏ xăng A95: Người tiêu dùng 'phẫn nộ' chuyên gia thấy 'chưa khả thi'
- ·Lịch thi đấu bán kết lượt về Cúp C1 2023
- ·Bãi Rạng
- ·Đà Nẵng: Lấy tiền mẹ cho tiêu vặt để… mang đi buôn ma túy
- ·Kết luận mới nhất về vụ hóa đơn tiền điện tăng vọt: Công tơ đáp ứng quy định về đo lường
- ·Vinicius và con đường chinh phục Quả bóng vàng
- ·Trong căn nhà cũ
- ·Cảnh báo nguy cơ VN trở thành “điểm đến” của phế liệu
- ·Hà Nội: Thực hiện ngay các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn khu vực Khu Liên hợp xử lý rác thải Só
- ·Từ 8/8/2015: Chính thức bỏ 35 khoản phí, lệ phí thú y