【xem bong da truc truyen】Khoảng 20 triệu người chưa tham gia BHYT khám bệnh phải trả thêm tiền
Ước tính,ảngtriệungườichưathamgiaBHYTkhmbệnhphảitrảthmtiềxem bong da truc truyen tổng chi phí khi khám chữa bệnh với người không có BHYT tự chi trả tăng trung bình 10%.
Người không có BHYT sẽ phải trả thêm tiền viện phí từ hôm nay.
Từ hôm nay 1-6, hơn 1.900 dịch vụ y tế tại các bệnh viện công lập tăng giá đối với người không có BHYT. Bước đầu có khoảng 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 thuộc Bộ Y tế và thuộc các bộ, ngành chính thức thực hiện tăng viện phí đối với người không có BHYT.
Không đồng loạt điều chỉnh khung giá dịch vụ khám chữa bệnh
Thông tư số 02/2017/TT-BYTcủa Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT ) chính thức có hiệu lực thi hành từ 1-6-2017, đồng nghĩa với việc các bệnh viện công lập tăng giá viện phí.
Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ Y tế cho biết, mặc dù Thông tư số 02 có hiệu lực thực thi từ ngày 1-6-2017 nhưng không phải bắt đầu từ hôm nay, tất cả bệnh viện trên toàn quốc thực hiện việc tăng giá viện phí với người chưa có BHYT mà theo quy định, Bộ Y tế sẽ quy định mức giá và thời điểm thực hiện cụ thể tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 thuộc các bộ, ngành quản lý; UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh quy định mức giá và thời điểm thực hiện đối với các bệnh viện thuộc địa phương quản lý và các bệnh viện do các bộ, ngành khác quản lý từ hạng 2 trở xuống. Thời điểm thực hiện tại mỗi đơn vị, địa phương sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự quyết định của cấp có thẩm quyền.
Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 02 đến hết 2017 phải thực hiện mức giá viện phí mới đối với người chưa có BHYT trên cả nước. Do đó, trước mắt, bắt đầu từ hôm nay (1-6) có khoảng 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 thuộc Bộ Y tế và thuộc các bộ, ngành sẽ chính thức điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế đối với người chưa có BHYT.
Đáng chú ý, để hạn chế tác động của việc tăng viện phí và thực hiện theo lộ trình, có 30 tỉnh thành sẽ thực hiện điều chỉnh viện phí vào tháng 8-2017, 15 tỉnh thực hiện vào tháng 10-2017 và 18 tỉnh thực hiện vào tháng 12-2017, chứ không tăng đồng loạt cùng một thời điểm.
số các địa phương, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện Thông tư 02 trong tháng 8 tới đây và TPHCM sẽ thực hiện vào tháng 10- 2017. “Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình từng bước, thận trọng, không điều chỉnh đồng loạt mà có phân chia tiến độ điều chỉnh giữa các đơn vị, địa phương cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tỷ lệ tham gia BHYT và thu nhập của người dân, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...”- Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nêu rõ.
Mức tăng không nhỏ
Liên quan tới mức tăng viện phí đối với người chưa có BHYT, ông Nguyễn Nam Liên cho biết, theo quy định của Thông tư 02 cho phép tăng giá 1.916 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT. Do giá viện phí mới được kết cấu thêm chi phí tiền lương, phụ cấp đặc thù của nhân viên y tế vào giá dịch vụ y tế, đồng thời điều chỉnh chi phí một số yếu tố trực tiếp cấu thành (chi phí thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế, điện, nước, nhiên liệu, bảo dưỡng thiết bị...) nên nhiều dịch vụ y tế đối với người không có BHYT có mức tăng 2-3 lần giá cũ. Trong đó thấp nhất là đối với chi phí khám tại bệnh viện hạng đặc biệt, người bệnh sẽ phải trả 39.000 đồng cho một lần khám, tại bệnh viện hạng 2 là 35.000, hạng 3 là 31.000 đồng, hạng 4 và trạm y tế xã là 29.000 đồng.
Đặc biệt với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao sẽ có chi phí rất lớn như: chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng, chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng, nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng... thậm chí chụp PET/CT còn lên tới 20 triệu đồng.
Cùng với đó chi phí giường bệnh nội trú cũng tăng lên đáng kể, như: giá dịch vụ ngày điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện hạng đặc biệt tăng gấp đôi lên 677.100 đồng/ngày, hạng 1 là 632.200 đồng, hạng 2 là 568.900 đồng...
Lãnh đạo Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ Y tế cũng cho biết, sau khi tăng giá dịch vụ y tế thì tổng chi phí khi khám chữa bệnh với người không có BHYT phải tự chi trả ước tăng trung bình khoảng 10% so với trước.
Bao nhiêu người chịu tác động?
Thống kê của BHXH Việt Nam, hiện nay đã có 81,7% dân số với gần 76 triệu người đã có thẻ BHYT. Như vậy, còn khoảng 18% dân số tương đương khoảng 20 triệu người chưa tham gia BHYT sẽ chịu tác động của việc điều chỉnh giá viện phí này.
Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT của BHXH Việt Nam cho biết, khác nhau cơ bản giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là bệnh nhân BHYT đã được Quỹ BHYT chi trả từ 80-100% chi phí khám chữa bệnh tùy theo từng đối tượng thụ hưởng. Còn bệnh nhân không có BHYT sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh nên khoản tiền người bệnh phải trả thêm khi viện phí tăng sẽ là con số không nhỏ, nhất là với những bệnh nhân sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, hay bị bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài. Do đó, Thông tư 02 có hiệu lực thực thi chắc chắn có tác động đến ý thức tham gia BHYT, người dân càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của BHYT nên tham gia BHYT nhiều hơn.
Tăng viện phí-gánh nặng đối với người không có BHYT mắc bệnh nặng
Về phía Bộ Y tế cho biết, Thông tư 02 không làm ảnh hưởng đến người có thẻ BHYT, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội vì các đối tượng này đã được nhà nước mua thẻ BHYT và được BHXH thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định. Nhà nước cũng đã thực hiện một số giải pháp như: nâng mức hỗ trợ mua BHYT cho người cận nghèo; nâng mức hỗ trợ mua BHYT cho người làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình từ 30% lên 50 - 70%. Hơn nữa, khi thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các bộ, ngành báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh thành sử dụng ngân sách y tế của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho người cận nghèo tham gia BHYT. Tuy nhiên, đối với các đối tượng chưa có thẻ BHYT, ông Nguyễn Nam Liên cho rằng giải pháp chính để giảm thiểu số người có thể nghèo hóa hoặc rơi vào tình huống chi trả chi phí y tế ở mức thảm họa là tham gia BHYT.
Theo NGUYỄN QUỐC/SGGP
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Là Việt kiều... bất lực cũng lấy được vợ
- ·Hải quan sân bay Vân Đồn trắng đêm "tác chiến"
- ·Thúc đẩy kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP Quảng Ninh
- ·Yến sào Khánh Hòa nỗ lực vượt khó trong đại dịch
- ·VNPT trao tặng máy điện thoại và sim viễn thông cho hộ nghèo, cận nghèo theo Đề án 06
- ·Một chạm là xong, trải nghiệm dịch vụ quẹt thẻ mua vé xe buýt điện
- ·Tổng cục Hải quan: Chính thức triển khai chương trình doanh nghiệp nhờ thu thuế
- ·Tân Hoàng Minh góp 21 tỷ đồng xây chốt biên phòng tỉnh Lạng Sơn
- ·Tiếp tục lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
- ·Thủ tướng gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Tổng Thư ký UNCTAD
- ·Hàn Quốc công bố chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài năm 2024
- ·Làm thủ tục cho hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo Quyết định 23/2019/QĐ
- ·Phái sinh: Kỳ vọng chỉ số VN30 sẽ sớm phục hồi
- ·Tiếp tục tinh gọn bộ máy và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
- ·Giá gas tăng vào ngày đầu năm mới 2024
- ·Những loại trái cây quen thuộc hay bị phun, tiêm, bơm thuốc
- ·Chi cục Hải quan cảng Quy Nhơn thu thuế đạt hơn 63% chỉ tiêu
- ·Cách rút tiền từ tài khoản ngân hàng của người thân đã mất
- ·Bến Lức áp dụng hóa đơn điện tử cho 100% hộ kinh doanh, doanh nghiệp
- ·F0 “lai rai” xuất hiện trong doanh nghiệp, đừng quá lo