【đội hình al wehda gặp al-nassr】25% dân số Việt Nam đang thừa cân, béo phì
Trong xã hội hiện đại,ânsốViệtNamđangthừacânbéophìđội hình al wehda gặp al-nassr tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia.
Tỷ lệ người thừa cân, béo phì đang trong mức đáng báo động
Thế nào là thừa cân, béo phì?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa, thừa cân và béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Cơ quan này đưa ra khuyến cáo theo biểu đồ “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI), được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành.
Theo khuyến nghị chung của WHO, một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, BMI của họ dao động trong giới hạn nhất định từ 18.5 – 24.9. Nếu BMI ≥ 25 thì được coi là thừa cân, BMI ≥ 30 thì là béo phì.
Từ năm 2000, WHO khu vực Tây Thái Bình Dương và Hội Nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện Nghiên cứu bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDI), Trung tâm Hợp tác dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm của WHO để đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại thừa cân, béo phì cho cộng đồng các nước châu Á (IDI & WPRO, 2000). Theo khuyến nghị này thì người được coi là thừa cân nếu BMI ≥ 23 và người được coi là béo phì khi BMI ≥ 24.9.
Bảng phân loại thừa cân và béo phì khuyến nghị cho các nước châu Á
Cha mẹ béo phì, con cái dễ ảnh hưởng
Nguyên nhân căn bản của thừa, cân béo phì là do tình trạng mất cân bằng về năng lượng giữa lượng calo đưa vào cơ thể và lượng calo được sử dụng. Các nhà dịch tễ học nhận định rằng xu hướng gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì trong cộng đồng hiện nay chủ yếu là do gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng, có hàm lượng chất béo cao cùng với lối sống ít hoạt động thể lực, lười vận động.
Việc thay đổi thói quen ăn uống, lười vận động là hậu quả của các thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sống. Bên cạnh đó là vấn đề thiếu hụt các chính sách hỗ trợ kịp thời, đồng bộ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, giáo dục, quảng cáo, tiếp thị...
Béo phì cũng liên quan đến yếu tố gia đình do có cùng đặc điểm về lối sống, được thể hiện qua việc trẻ dễ bị thừa cân khi có cha hoặc mẹ bị thừa cân, béo phì.
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm. Tiêu biểu như các bệnh tim mạch, bao gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận… Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số BMI càng lớn.
Theo WHO, chi phí cho quản lý và điều trị thừa cân, béo phì có thể lên đến 2% - 7% tổng chi phí cho chăm sóc y tế của các nước phát triển.
Có thể chia chi phí cho thừa cân béo phì thành 3 nhóm:
- Chi phí trực tiếp: các chi phí liên quan đến việc chữa trị thừa cân béo phì, như chi phí cho thuốc giảm cân, các phẫu thuật…
- Chi phí gián tiếp: các chi phí chữa trị các bệnh lý gây nên do thừa cân béo phì như đái tháo đường, tăng huyết áp…
- Chi phí cơ hội: bao gồm các chi phí phát sinh do giảm khả năng lao động, tử vong sớm có nguyên nhân từ thừa cân, béo phì.
Cách thúc đẩy giảm cân hiệu quả
Phòng chống thừa cân, béo phì là một trong ưu tiên cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia. Đây không chỉ là vấn đề sức khỏe quan trọng tại các nước phát triển mà còn đối với cả những nước đang phát triển như ở Việt Nam.
Có thể thấy các yếu tố xã hội và môi trường tác động nhiều đến cân bằng năng lượng hơn là tác động vào các yếu tố sinh học và di truyền. Do đó, các chuyên gia nhận định có thể can thiệp vào hai yếu tố là dinh dưỡng và hoạt động thể lực để làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì một cách hiệu quả.
Theo WHO, có hai cách tiếp cận chính trong phòng chống thừa cân béo phì là phòng ngừa tăng cân và thúc đẩy giảm cân.
Phòng chống thừa cân, béo phì thực hiện theo các nguyên tắc: tập trung làm giảm các yếu tố môi trường đang tạo thuận lợi cho thừa cân, béo phì; làm giảm các yếu tố nguy cơ tác động đến các cá nhân hay nhóm có nguy cơ; đồng thời quản lý từng trường hợp cho các đối tượng đã bị thừa cân, béo phì.
Việc phòng ngừa để người có cân nặng bình thường không bị thừa cân, béo phì là vấn đề quan tâm chính của y học dự phòng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên phối hợp phòng chống thừa cân béo phì trong chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm của quốc gia.
Đối với mỗi cá nhân, để chủ động phòng thừa cân, béo phì thì cần thực hiện những khuyến nghị sau:
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa
- Hạn chế ăn đường và muối
- Tăng cường ăn rau và trái cây,
- Thường xuyên hoạt động thể lực, ít nhất 150 phút/tuần đối với người trưởng thành.
Trà phương
Béo phì có thể làm giảm 8 năm tuổi thọ(责任编辑:Thể thao)
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Ban hành ngay các quy định gỡ vướng cho đăng kiểm
- ·Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực pháp luật, tạo điều kiện cho đầu tư quốc tế
- ·Quả bóng vàng Việt Nam 2023: Khó chọn mặt gửi vàng
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Hải Dương đẩy nhanh tiến độ thi công khe co giãn cầu Phú Lương trên QL5
- ·Khánh thành đường và cầu nối tỉnh Tây Ninh với Bình Dương
- ·Quy hoạch Bà Rịa
- ·Chứng khoán tuần qua: Thị trường điều chỉnh tích lũy, thanh khoản chưa cải thiện
- ·Hé lộ kế hoạch đấu thầu quản lý, bảo trì một số đoạn cao tốc Bắc
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·Ðổi mới sinh hoạt chi bộ bằng nhiều hình thức
- ·Gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam
- ·Năng lượng tái tạo chờ chính sách mới
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Vay tiền ngân hàng bị ép mua bảo hiểm: Gọi ngay đường dây nóng Ngân hàng Nhà nước
- ·1,5 tỷ USD cam kết đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong 3 năm tới
- ·Bộ pháp điển Việt Nam “về đích sớm”
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Lĩnh vực xây dựng hút dòng tiền nhờ kỳ vọng đầu tư công