【ltd bd c1】Các loại giấy tờ có giá nào được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước?
Các loại giấy tờ có giá nào được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước?ácloạigiấytờcógiánàođượclưukýtạiNgânhàngNhànướltd bd c1
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo Thông tư quy định các loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nướcbao gồm: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; trái phiếu Chính phủ; trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; trái phiếu Chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ; trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt và doanh nghiệp khác; các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Điều kiện về giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên; thuộc loại giấy tờ có giá được quy định; chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn; giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND hoặc bội số của 100.000 VND. Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo hệ thống mã do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quy định. Ngân hàng Nhà nước sẽ quản lý giấy tờ có giá thống nhất theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế(ISIN) khi cần thiết.
Giấy tờ có giá được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ gồm: Nghiệp vụ thị trường mở; nghiệp vụ tái cấp vốn; cầm cố giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tửliên ngân hàng; cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thanh toán tập trung; cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử qua Hệ thống bù trừ điện tử; cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thực hiện các nghiệp vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ; giao dịch giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước giữa các thành viên.
- ·Trên quê hương đổi mới
- ·Chi cục Thuế khu vực Phước Long
- ·Tuyên truyền an toàn giao thông và tặng áo phao cho các chủ phương tiện, bến đò ngang sông Đồng Nai
- ·Thị trường vật liệu xây dựng: Người tiêu dùng lạc trong mê hồn trận
- ·Mẹ chồng ơi, cho con xin lỗi!
- ·Thường trực Tỉnh ủy giao ban với các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương
- ·BPTV tổng kết hoạt động báo chí năm 2023
- ·Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, thực hiện các công trình, dự án trọng điểm
- ·Xem lễ cưới hoành tráng nhất Việt Nam
- ·Nỗ lực hạn chế các vụ cháy gây thiệt hại lớn
- ·Golden Land
- ·Thắp sáng nơi biên cương
- ·Tổng thống Đức kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
- ·Phát triển tổ chức đảng, tổ chức chính trị
- ·Bố và các anh chết rồi, con đừng bỏ mẹ lại!
- ·Cà Mau tuyển 17 ứng viên tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài
- ·Chung tay xây dựng quê hương
- ·Nhân rộng các mô hình học và làm theo Bác
- ·Xót xa gia đình nghèo có hai con bị máu huyết tán
- ·Chung tay xây dựng quê hương