【xep hang bong da y】Pháp dẫn đầu thế giới về ca mắc mới; Nhật Bản lần đầu tiên vượt 100.000 ca/ngày
COVID-19 tới 6h sáng 3/2: Thế giới đã vượt 384,ápdẫnđầuthếgiớivềcamắcmớiNhậtBảnlầnđầutiênvượtcangàxep hang bong da y8 triệu ca mắc, Omicron 'tàng hình’ lan ra 57 nước
|
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Toronto, Canada, ngày 28/1/2022. |
Trong 24 giờ qua, Pháp là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 300.000 ca), trong khi Mỹ là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 2.900 ca.
Tính tổng thể, Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với hơn 76 triệu ca mắc và 917.600 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ - hơn 41,8 triệu ca mắc và 498.987 ca tử vong, Brazil với hơn 25,8 triệu ca mắc và 629.078 ca tử vong, Pháp với 19,8 triệu ca mắc và 131.588 ca tử vong...
Tại châu Âu, dù số ca mắc mới COVID-19 đang tăng mạnh do sự lây lan biến thể Omicron, song Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh ở khu vực có thể sẽ tạm lắng dịu trong một thời gian dài.
Theo đó, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng châu Âu có thể sẽ sớm bước vào một "giai đoạn yên ổn kéo dài" nhờ tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh cao, biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn và mùa Đông lạnh giá sắp kết thúc. Ông cũng cho rằng "Lục địa Già" sẽ ứng phó tốt hơn với nguy cơ bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới, kể cả với những biến thể có khả năng lây truyền nhanh hơn biến thể Omicron, mà không cần tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.
Tuy nhiên, quan chức WHO cảnh báo viễn cảnh tươi sáng nêu trên chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các quốc gia tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và tăng cường theo dõi, phát hiện các biến thể mới. Ông đồng thời kêu gọi giới chức y tế các nước tăng cường bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương vì dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 2/2/2022. |
Tại Nhật Bản, số ca mắc mới COVID-19 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 100.000 ca/ngày. Theo đó, trong 24 giờ tính đến 18h ngày 3/2 (giờ địa phương), Nhật Bản ghi nhận thêm 104.470 ca mắc COVID-19.
Số ca bệnh nặng cũng lần đầu tiên tăng ở mức trên 900 ca sau thời gian hơn 4 tháng, kể từ cuối tháng 9/2021. Hai địa phương ghi nhận số ca mắc mới tăng cao tiếp tục là thủ đô Tokyo với 20.676 ca và Osaka với 19.615 ca. Chính quyền thủ đô Tokyo đã quyết định nâng cấp độ cảnh báo của hệ thống y tế lên mức cao nhất trên thang cảnh báo gồm 4 cấp độ sau khi tỷ lệ sử dụng giường bệnh lên tới 53,1%, tăng 1,7% so với ngày 2/2.
Làn sóng dịch lần thứ 6 tại Nhật Bản bùng phát từ đầu năm 2022 đã khiến số ca mắc mới COVID-19 ở nước này tăng cao chưa từng thấy. Tháng 8/2021, Nhật Bản ghi nhận mốc 1 triệu ca mắc COVID-19 và chỉ sau 5 tháng, con số này tăng gấp đôi lên 2 triệu ca. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian 2 tuần, số ca mắc mới tại Nhật Bản đã tăng thêm 1 triệu ca, đưa tổng số ca mắc lần đầu tiên vượt mốc 3 triệu ca.
Còn tại Hàn Quốc, ngày 3/2, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (KDCA) ghi nhận 22.907 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 22.773 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 907.214 ca.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc ở mức cao kỷ lục, vượt ngưỡng 20.000 ca, tỷ lệ lây nhiễm tăng 3,5 lần so với một tuần trước, trong khi số người tử vong là 6.812 người, tăng 25 người so với một ngày trước đó và số bệnh nhân COVID-19 thể nặng là 274 ca.
Đáng chú ý, tại châu Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể "Omicron tàng hình" mà các nhà khoa học cho là rất khó phát hiện.
Ngày 3/2, Tiến sĩ Nicksy Gumede-Moainsti, nhà khoa học tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết phiên bản mới của biến thể Omicron (BA.2) đã xuất hiện tại 5 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Kenya, Malawi, Senegal và Nam Phi. Bà đồng thời bày tỏ lo ngại việc các phương pháp xét nghiệm hiện nay có thể sẽ không phát hiện được BA.2.
Hiện WHO đang nỗ lực phối hợp với các phòng thí nghiệm để phân tích thêm các mẫu được xác định không phải là biến thể Omicron nhằm hiểu sâu hơn về sự lây truyền của BA.2.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho học sinh tại Bandung, Tây Java, Indonesia, ngày 27/1/2022. |
Tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tính tới 23 giờ 59 phút ngày 3/2 ghi nhận thêm 54.119 ca mắc mới COVID-19 và 421 ca tử vong.
Tới hết ngày 3/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.815.335 trường hợp và 314.697 ca tử vong. Trong ngày 3/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 27.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (286).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia. Ngày 3/2, Indonesia ghi nhận 27.197 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 4.414.483 ca. Trong ngày 3/2, Indonesia cũng có thêm 38 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 144.411 ca.
Thái Lan trong ngày 3/2 ghi nhận thêm trên 9.000 ca bệnh mới và 21 người tử vong.
Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch khi trong ngày 3/2 chỉ ghi nhận 46 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong nào.
Dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 135.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại “xứ sở triệu voi” trong 24 giờ qua là 5 trường hợp.
(责任编辑:World Cup)
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Soi kèo góc Estonia vs Azerbaijan, 23h00 ngày 11/10
- ·Soi kèo góc Bologna vs Parma, 20h00 ngày 6/10
- ·Soi kèo góc Israel vs Pháp, 01h45 ngày 11/10
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Soi kèo góc Athletic Bilbao vs Sevilla, 21h15 ngày 29/9
- ·Soi kèo góc MU vs Tottenham, 22h30 ngày 29/9
- ·Soi kèo phạt góc Real Sociedad vs Atletico Madrid, 02h00 ngày 7/10
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Soi kèo góc Slovakia vs Thụy Điển, 01h45 ngày 12/10
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Soi kèo góc MU vs Tottenham, 22h30 ngày 29/9
- ·Soi kèo góc RB Salzburg vs Brest, 23h45 ngày 1/10
- ·Soi kèo góc Phần Lan vs Anh, 23h00 ngày 13/10
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Soi kèo góc Cerezo Osaka vs Gamba Osaka, 17h00 ngày 2/10
- ·Soi kèo góc Leicester City vs Bournemouth, 21h00 ngày 5/10
- ·Soi kèo góc Genoa vs Juventus, 23h00 ngày 28/9
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Soi kèo góc Napoli vs AC Monza, 01h45 ngày 30/9