【kết quả bóng đá giao hữu u23】Thoái vốn Nhà nước đầu tư ngoài ngành Nông nghiệp: Đã thu được hơn 2.175 tỷ đồng
đạt nhiều kết quả khả quan; cơ bản công tác tái cơ cấu đang được thực hiện theo kế hoạch, cổ phần hóa đạt vượt chỉ tiêu được giao.
CPH sớm so với kế hoạch 4 doanh nghiệp
Theo báo cáo của Vụ Quản lý Doanh nghiệp (Bộ NN&PTNT) tại Hội nghị Tổng kết Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 và nhiệm vụ giải pháp đến 2020 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15/3/2016, trong giai đoạn 2011 - 2015, Bộ đã sắp xếp, CPH được 12 tổng công ty (TCT) và 2 công ty thuốc thú y trực thuộc Bộ, 2 công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các công ty con thuộc các TCT; đồng thời đã CPH 10 DN.
Như vậy, theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ đã tiến hành CPH sớm hơn so với kế hoạch 4 DN, gồm: TCT Lâm nghiệp Việt Nam, TCT Lương thực miền Nam, Công ty Tân Biên, Công ty Cao su Bà Rịa (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam).
Cùng với đó, Bộ đã phê duyệt kế hoạch thoái vốn cho 1 tập đoàn và 11 TCT; chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, đặc biệt đối với các lĩnh vực chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, các quỹ đầu tư. Số vốn đã thoái tính đến 31/12/2015 là hơn 2.175 tỷ đồng, đạt 39,51% so với kế hoạch.
Theo đánh giá của Vụ Quản lý doanh nghiệp, trong quá trình CPH, Bộ đã bám sát chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, tập trung quyết liệt triển khai, đạt nhiều kết quả khả quan. Thông qua cơ chế bán vốn cổ phần ưu đãi, người lao động đã có điều kiện để sở hữu cổ phần, trở thành cổ đông như là những người chủ mới của DN. Các DN sau CPH hoạt động có hiệu quả hơn. Lợi nhuận thực hiện năm sau cao hơn năm trước và tăng chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước.
Về CPH gắn với bán đấu giá cổ phần lần đầu, tính đến nay có 8/10 TCT CPH đã tổ chức bán cổ phần lần đầu (IPO) tại Sở Giao dịch Chứng khoán và chưa có TCT nào thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, tái cơ cấu DNNN đang diễn ra còn chậm vì thực tế mới bắt đầu từ năm 2013, việc triển khai chủ yếu là chuyển giao trong nội bộ giữa các tập đoàn, TCT hoặc giữa DNNN với nhau chưa tạo ra động lực và áp lực cho các DN… Tiến độ thực hiện CPH tại một số DN chậm, thời gian thực hiện bị kéo dài hơn so với quy định…
Chưa hấp dẫn nhà đầu tư
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng: “Nông nghiệp và nông thôn là một ngành kinh tế đặc thù. Các DN hoạt động trong lĩnh vực không hấp dẫn các nhà đầu tư, liên quan nhiều đến đất đai, người lao động, xã hội và môi trường. Việc tái cơ cấu DN nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo hoạt động có hiệu quả là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, năm 2016, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các DNNNN do Bộ làm đại diện chủ sở hữu nhằm đạt mục tiêu thực hiện CPH tập đoàn, các TCT 100% vốn nhà nước. Theo đó, sẽ tiếp tục chỉ đạo các DN xây dựng kế hoạch triển khai tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2016 -2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, ông Hà Công Tuấn nói.
Cụ thể, “Năm 2016 - 2017 thực hiện CPH 1 tập đoàn, tiếp tục triển khai thực hiện CPH các DN đang triển khai; năm 2017-2018 CPH công ty mẹ 2 TCT 100% vốn nhà nước (Cà phê Việt Nam, Lương thực miền Bắc). Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác thoái vốn tại các TCT mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối”, ông Tuấn cho biết thêm.
Để thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, CPH phát huy hiệu quả hơn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh: “Bộ sẽ tập trung tổ chức chỉ đạo xác định giá trị doanh nghiệp, phê duyệt và công bố giá trị doanh nghiệp; chỉ đạo xây dựng phương án cổ phần hóa đối với các đơn vị thực hiện CPH; tổ chức bàn giao DNNN sang công ty cổ phần. Đồng thời, hướng dẫn các DN xây dựng, triển khai phương án thoái vốn được cấp có thẩn quyền phê duyệt. Định kỳ hàng tháng, quý, năm theo dõi, tổng hợp tiến độ thực hiện, báo cáo các cơ quan liên quan và chỉ đạo DN, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN thực hiện…”.
Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, xác định các tồn tại làm cơ sở cho việc nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế chính sách nhằm quản lý tốt hơn vốn và tài sản nhà nước tại DN; phân định rõ về cơ chế chính sách giữa nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ công ích của DN…
Nam Khánh
(责任编辑:La liga)
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Con đường từ nhà buôn xe máy đến tập đoàn đa ngành của Hoa Lâm
- ·Bất ngờ ô tô của các tỷ phú công nghệ nổi tiếng: Xe giá rẻ chỉ hơn 300 triệu đồng/chiếc
- ·Nhập khẩu ô tô đạt số lượng khủng trong 1 tuần
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Giá vàng hôm nay 25/6/2019: Giá vàng SJC vọt tăng lên 39,9 triệu đồng/lượng, cao nhất 5 năm
- ·6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận VietABank vỏn vẹn 89 tỷ đồng, nợ xấu vẫn bí ẩn
- ·Vì sao doanh nghiệp chưa ‘mặn mà’ với phân khúc nhà ở giá bình dân?
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Tăng 10,1% lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong tháng 7/2019
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Bộ Công Thương: Tháng 9 sẽ có kịch bản giá điện mặt trời mới
- ·Nhân vật trong bức ảnh lịch sử 'Cô bộ đội bế em bé' và phép màu giữa đời thực
- ·Động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 dựa trên những nền tảng gì?
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Xổ số Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot hơn 35 tỷ đồng có tìm thấy chủ nhân ngày hôm qua?
- ·Kỳ lạ: Ông Cao Xuân Ninh vẫn ngồi ‘ghế’ Chủ tịch HĐQT Eximbank?
- ·Giá vàng giảm mạnh nhất 1 năm sau cuộc gặp Mỹ
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Ngành Bảo hiểm nhân thọ