【kết quả tỷ số ac milan】Tập đoàn Hoa Sen (HSG) góp vốn lập công ty mới chuyên đầu tư bất động sản trị giá 1.000
Tập đoàn Hoa Sen (HSG) góp vốn lập công ty mới chuyên đầu tư bất động sản trị giá 1.000 - 3.000 tỷ đồng
Công ty mới có tên là Hoa Sen Sài Gòn,ậpđoànHoaSenHSGgópvốnlậpcôngtymớichuyênđầutưbấtđộngsảntrịgiákết quả tỷ số ac milan vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
Hoa Sen thành lập công ty kinh doanh mảng bất động sản
Ngày 26/12, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã ck: HSG) vừa thông qua chủ trương Hội đồng quản trị về việc góp vốn với tỷ lệ 40% để thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen Sài Gòn.
Theo đó, Hoa Sen Sài Gòn có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, có trụ sở tại số 22 - 24 Nguyễn Cơ Thạch, Khu đô thị Sala (TP Thủ Đức, TP. HCM).
Ông Trần Ngọc Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Thường trực - Điều hành của Tập đoàn Hoa Sen sẽ là người đại diện phần vốn góp.
Công ty mới chuyên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, hướng tới các bất động sản trị giá 1.000 - 3.000 tỷ đồng để phát triển dự án văn phòng - trung tâm thương mại - nhà ở. Từ đó, có thể sử dụng làm văn phòng cho Hoa Sen, cho thuê hoặc xem xét chuyển nhượng.
Thời gian triển khai đầu tư dự kiến là trong tháng 1/2024.
Tập đoàn Hoa Sen cho biết, trong trường hợp các cổ đông khác của Hoa Sen Sài Gòn chưa thu xếp kịp vốn để đầu tư vào các dự án, tập đoàn sẽ tạm ứng kinh phí hoặc bảo lãnh các khoản vay của các cổ đông tại ngân hàng.
Các cổ đông có nghĩa vụ trả gốc và lãi (nếu tạm ứng) hoặc trả lãi và các chi phí liên quan đến khoản vay tại ngân hàng (nếu được tập đoàn bảo lãnh khoản vay).
“Sau khi góp vốn thành lập công ty mới, nếu tình hình diễn biến thị trường thay đổi hoặc tập đoàn có nhu cầu thu hồi vốn đầu tư thì Hoa Sen sẽ chuyển nhượng lại phần vốn góp của mình cho các cổ đông hiện hữu của Công ty cổ phần Hoa Sen Sài Gòn, với giá trị chuyển nhượng bằng giá trị ban đầu cộng với khoản lãi tính theo lãi suất bình quân liên ngân hàng tại thời điểm chuyển nhượng”, Nghị quyết nêu rõ.
Từng lấn sân mảng bất động sản nhưng chưa để lại dấu ấn
Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Hoa Sen mong muốn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản nhưng kết quả chưa được như kỳ vọng.
Năm 2009, Tập đoàn Hoa Sen đã lên kế hoạch đầu tư 5 dự án gồm Khu chung cư cao tầng Hoa Sen - Phố Đông (Quận 9, TP. HCM); dự án căn hộ Hoa Sen Phước Long B (Quận 9, TP. HCM); dự án căn hộ Hoa Sen Riverview (Quận 9, TP. HCM); dự án Văn phòng trụ sở Hoa Sen Group (Quận 2, TP. HCM); góp 45% vốn vào dự án Cảng quốc tế Hoa Sen - Gemadept.
Tuy nhiên chỉ sau 2 năm, Hoa Sen rút hết vốn ra khỏi 4 dự án, chỉ giữ lại dự án Phố Đông - Hoa Sen đang xây dựng dở dang.
Năm 2016, Tập đoàn Hoa Sen của doanh nhân Lê Phước Vũ thành lập 4 Công ty trong lĩnh vực bất động sản gồm Công ty cổ phần Hoa Sen Yên Bái, Công ty cổ phần Hoa Sen Hội Vân, Công ty cổ phần Hoa Sen Vân Hội và Công ty cổ phần Hoa Sen Quy Nhơn. Sau đó, "ông lớn" tôn mạ cũng dần giải thể các công ty.
Hiện tại, trong báo cáo kiểm toán niên độ tài chính 2022-2023 vừa công bố, "ông lớn" tôn mạ chỉ còn sở hữu một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là Công ty cổ phần Hoa Sen Yên Bái. Vào tháng 2/2023, công ty đã góp thêm 81 tỷ đồng cho Hoa Sen Yên Bái để triển khai dự án.
Lợi nhuận lao dốc trong niên độ tài chính 2022 - 2023
Theo báo cáo tài chính kiểm toán vừa công bố, trong niên độ tài chính 2022-2023, doanh thu hợp nhất của Hoa Sen đạt 31.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 30,06 tỷ đồng.
Trong niên độ tài chính này, Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh dựa trên 2 kịch bản.
Kịch bản thứ nhất với phương án sản lượng thành phẩm đạt 1,4 triệu tấn, doanh thu ước tính 34.000 tỷ đồng, giảm 32% và lợi nhuận sau thuế dự kiến 100 tỷ đồng, giảm 60% so với niên độ trước.
Kịch bản thứ hai tích cực hơn với sản lượng thành phẩm là 1,5 triệu tấn, doanh thu ước tính 36.000 tỷ đồng, giảm 28%, nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến 300 tỷ đồng, tăng 20% so với niên độ trước.
Kết thúc niên độ tài chính năm 2022 - 2023, với lợi nhuận chỉ đạt 30,06 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen hoàn thành 30,1% so với kế hoạch thận trọng là 100 tỷ đồng và hoàn thành 10% so với kế hoạch tích cực là lãi 300 tỷ đồng.
Có thể thấy, cho dù là kế hoạch thận trọng hay tích cực, Tập đoàn Hoa Sen đã không hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong niên độ tài chính 2022 - 2023.
- ·Vì sao giám đốc Sở Nội vụ Quảng Nam bị kỷ luật cảnh cáo
- ·Thờ cúng Vua Hùng
- ·Đêm hội tỏa sáng của những nhà quản trị trong tương lai
- ·Đại biểu Quốc hội giục tăng thuế thuốc lá mạnh và sớm hơn nữa
- ·Thaco thâu tóm 221.668 cổ phiếu 'ế' của Bầu Đức
- ·Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Xe nhồi khách gọi vào số điện thoại nào phản ánh?
- ·Chống dịch Covid
- ·Người có uy tín “điểm tựa” của đồng bào Hrê
- ·Chủ tịch TP.Hà Nội: Mô hình đô thị thông minh phải mang lại an toàn, tiện ích cho người dân
- ·Tổ chức triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
- ·Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ ngay bất cập của Thông tư 48/2018/TT
- ·Tổ chức triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
- ·Phụ nữ vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử
- ·Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16: Trường hợp nào được ra ngoài?
- ·Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2019: Địa phương nào dẫn đầu bảng xếp hạng?
- ·Bố trí vốn thực hiện nạo vét Cảng Kỳ Hà
- ·11 tháng hơn 8.200 người tử vong do tai nạn giao thông
- ·TPHCM: Gần 2.000 trường hợp cách ly được trở về nhà
- ·Bộ trưởng Bộ TT&TT: CMCN 4.0 là cơ hội để các nước ASEAN vượt lên
- ·Tết Âm lịch 2015: Chưa thống nhất nghỉ 9 ngày hay 7 ngày