会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tile cá cược】Thành tựu giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số!

【tile cá cược】Thành tựu giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

时间:2024-12-23 19:49:22 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:755次

Hỗ trợ đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên về kỹ thuật canh tác càphê bền vững.

Phát biểu tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII (15-17/5/2023),ànhtựugiảmnghèođachiềuởvùngđồngbàodântộcthiểusốtile cá cược Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị ngày càng nhận thức đúng đắn hơn và hành động tích cực, có hiệu quả hơn theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế và xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng bước đi.

Một trong những bước tiến về công bằng xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong nửa nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng là thành tích giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược.

Giảm nghèo đa chiều, tiến tới giảm nghèo bền vững

Việt Nam có 54 dân tộc, bên cạnh dân tộc Kinh chiếm đa số là 53 dân tộc anh em với khoảng 14,2 triệu người (gần 15% tổng dân số). Các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa ở Đông và Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Cả nước có 3.434 xã, phường, thị trấn nằm trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là truyền thống quý báu, vừa là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam, là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta.

Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán chủ trương phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa miền ngược và miền xuôi.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đột phá về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 27/11/1989, về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế-xã hội miền núi; Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) thể chế hóa Nghị quyết của Đảng thành Quyết định số 72-HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế-xã hội miền núi.

Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1014/QĐ-TTg ngày 14/7/2020 về thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, văn hóa, xã hội; các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; giao đất, giao rừng; khuyến nông, khuyến lâm... đã giúp cho lĩnh vực kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi có những chuyển biến tích cực.

Tiếp đó, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc được triển khai vào thực tế cuộc sống, đã tạo chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả Chương trình xây dựng nông thôn mới tại vùng đặc biệt khó khăn, từ năm 2016-2020 đã có 100% số xã được xây dựng đường ôtô đến trung tâm, 80% số thôn có điện, trên 50% số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo có bảo hiểm y tế miễn phí.

Từ Đại hội XIII, Đảng ta chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, trước hết là thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác giảm nghèo năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 cho biết năm 2022, ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí hơn 23.000 tỷ đồng để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

Kết quả là đời sống của người nghèo từng bước được cải thiện, an sinh xã hội luôn được đảm bảo; hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được tăng cường, khoảng cách phát triển giữa các vùng đang từng bước được thu hẹp.

Theo kết quả rà soát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong năm 2022 số hộ nghèo đa chiều trên toàn quốc giảm khoảng 1,5%, số hộ nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%, số hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm khoảng 5%.

Nhiều chính sách phát triển bền vững ở Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng của đất nước, chiếm 16,8% lãnh thổ và khoảng 6% dân số cả nước, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 36,52% (12 dân tộc thiểu số bản địa chiếm khoảng 25%).

Tây Nguyên đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều chương trình mục tiêu quốc gia (về giảm nghèo, nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục…), đáng chú ý là Chương trình 135-II, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo (Chương trình 30A), Chương trình 168, 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia khác về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình 132, 134 về giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai, thực hiện quyết liệt và gần đây nhất là Chương trình ục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Người dân Tây Nguyên.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh ở Tây Nguyên trong một thời gian dài luôn giữ ở mức khá, đời sống người dân được cải thiện. Theo Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2015-2020, Đắk Lắk đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 9,13%/năm, số hộ nghèo giảm bình quân 2,87%/năm; Kon Tum tăng trưởng 9,7%/năm và số hộ nghèo giảm 4,05%/năm; Gia Lai đạt mức tăng trưởng 7,93%/năm và số hộ nghèo còn dưới 4,5%; Đắk Nông đạt mức tăng trưởng 8,02%/năm, hộ nghèo giảm 12,26% so với năm 2016; Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm, số hộ nghèo giảm sâu, toàn tỉnh giảm còn 1,75% (theo tiêu chí cũ).

Kết quả rà soát năm 2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho thấy số nghèo đa chiều (gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo) ở Tây Nguyên là 15,39% với 236.766 hộ (so với mức chung cả nước là 7,52% với 1.972.767 hộ).

Như vậy, số hộ nghèo ở Tây Nguyên vẫn khá cao so với các khu vực khác như Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (10,04% với 571.251 hộ), Đồng bằng sông Cửu Long (5,73% với 277.936 hộ)..., song thấp hơn hẳn so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc (21,92% với 701.461 hộ).

Giảm nghèo thông tin - Giảm nguy cơ tụt hậu

Thực tế những năm qua cho thấy, kết quả giảm nghèo ở nước ta chưa thực sự bền vững, các hộ thoát nghèo luôn đứng trước nguy cơ tái nghèo. Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên vẫn là những khu vực khó khăn.

Nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn dàn trải, các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ thị trường cần phù hợp hơn với đặc điểm vùng, miền nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh tại địa bàn khó khăn.

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa miền ngược với miền xuôi, chúng ta cần có cách tiếp cận mới về giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện mới chỉ dừng ở chính sách tín dụng, các mô hình sản xuất (vốn đối ứng), hoặc cam kết thoát nghèo, chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bên liên quan để có thêm nhiều chính sách đa dạng và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội địa phương; chưa khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người dân.

Cần tích cực thúc đẩy việc kết nối phát triển kinh tế-xã hội giữa vùng khó khăn với vùng phát triển.

Một điều đặc biệt có ý nghĩa là “giảm nghèo thông tin” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bởi bà con có nguy cơ ngày càng tụt hậu so với sự phát triển chung của cả nước.

Mới có hơn 61% số hộ ở đây sử dụng internet, khoảng 93% số hộ sử dụng điện thoại (cố định và di dộng); số hộ có máy thu hình là khoảng 82%, số hộ sử dụng máy vi tính (máy bàn, laptop) chỉ đạt 10,3%.

Việc “nghèo thông tin” không chỉ cản trở việc giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số, làm chậm sự phát triển của khu vực miền núi, mà còn là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến một số bà con dễ bị kẻ xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động chống phá chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 xác định rằng việc tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

Tiểu dự án “Giảm nghèo thông tin” (thuộc Dự án 6), đã đặt mục tiêu đảm bảo 100% số xã với điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn sẽ có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở các khu vực này.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội mới đây, ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh công tác dân tộc là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện sinh kế, thu nhập của người dân.

Bộ trưởng cho biết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều bộ, ngành và triển khai trên địa bàn 51 tỉnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trên cơ sở tích hợp một số chính sách giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn trước đây còn hiệu lực, cùng một số chính sách mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Chương trình nhằm tích hợp các chính sách thống nhất, đảm bảo đủ nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các vùng khó khăn nhất trong các nhóm dân tộc có điều kiện đặc thù và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển bền vững và phát huy nội lực, lợi thế, tiềm năng của từng vùng và tinh thần tự lực tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số./.

Theo TTXVN

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Chuyển đổi số trong báo chí là xu hướng không thể đảo ngược
  • Việt Nam kêu gọi kiềm chế, giảm căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên
  • Đào tạo cho cán bộ tài chính về xây dựng và thiết lập thị trường các
  • Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng tối thiểu không dưới 500.000 đồng
  • Độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội tăng, nợ BHXH, BHYT có xu hướng giảm
  • Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh đôn đốc chủ đầu tư đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
  • Nhập khẩu nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện dự báo đạt mốc lịch sử 100 tỷ USD
  • Bão số 5 giật cấp 10 trên Vịnh Bắc Bộ bất ngờ đổi hướng
推荐内容
  • Giá vàng hôm nay 25
  • Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
  • TP. Hồ Chí Minh: Kiều hối chuyển về có thể đạt 7 tỷ USD trong năm 2023
  • Việt Nam lên tiếng trước việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển
  • Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo xã hội tại Việt Nam
  • Khởi tố, tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ba cán bộ bắn chết dê của dân