会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua indo】Giảm chi phí logistics để tăng cạnh tranh!

【ket qua indo】Giảm chi phí logistics để tăng cạnh tranh

时间:2024-12-23 23:15:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:917次

giam chi phi logistics de tang canh tranh

Hiện nay,ảmchiphílogisticsđểtăngcạket qua indo chi phí logistics đối với các DN dệt may đang chiếm tỷ lệ khá lớn. Ảnh: Phan Thu.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, XK dệt may còn nhiều cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng: Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của ngành dệt may chính là chi phí logistics. Hiện nay, chi phí logistics đối với các DN dệt may đang chiếm tỷ lệ khá lớn. Chi phí logistics tính chung của Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới với các mức cụ thể như, cao gấp 3 lần so với Singapore, cao hơn khoảng 6% so với Thái Lan và cao hơn 7% so với Trung Quốc…

Ông Cẩm phân tích có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới chi phí logistics cao như: Quy định về phí và lệ phí ở mức cao, chưa hợp lý; hoạt động logistics của các DN logistics Việt Nam chưa được như mong muốn, thị phần logistics của các DN logistics Việt Nam chiếm tỷ lệ ít, chịu sự cạnh tranh của các DN logistics nước ngoài…

Thực tế, không chỉ dệt may mà chi phí logistics còn tác động trực tiếp tới sức cạnh tranh của nhiều ngành hàng XK khác. Đi sâu phân tích các yếu tố tác động tới chi phí logistics, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho hay: Chi phí vận tải cao là một trong những yếu tố cơ bản tác động đến chi phí logistics trong nước. Hiện, chi phí này đang chiếm 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác. Đây là yếu tố giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các DN Việt Nam, trong đó có hàng dệt may.

Để kéo giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho XK dệt may nói riêng, nhiều ngành hàng khác nói chung, ông Hiệp đề xuất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của nhà nước, trong đó tập trung giảm những thành phần chi phí có thể tác động được thuộc quyền ban hành chính sách như giá nhiên liệu, phí cầu đường… Bên cạnh đó, cần minh bạch trong vấn đề làm thủ tục hải quan và vận tải bộ để chí phí không chính thức không còn là gánh nặng cho chi phí logistics.

“Ở tầm vĩ mô, cơ sở hạ tầng vận tải cần tiếp tục được cải thiện nhằm xóa bỏ những nút cổ chai đối với vận tải đường bộ cũng như đầu tư nâng cấp và mở rộng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đường sắt để có thể tăng tính kết nối giữa đường sắt với các phương thức vận tải khác trong chuỗi vận tải đa phương thức. Ví dụ, ở Hà Nội chỉ có một số ít cảng thuỷ nội địa như cảng Khuyến Lương, cảng Phà Đen. Tại các cảng này, chủ yếu chỉ các DN vật liệu xây dựng, than đá khai thác chứ chưa thu hút được các DN cần vận chuyển hàng hoá đường thuỷ từ Hải Phòng về Hà Nội. Tình trạng này xảy ra tương tự cho các vùng kinh tế trọng điểm. Vì thế, cần thiết có sự nghiên cứu tiềm năng, lợi ích của vận tải thuỷ nội địa và công bố, chia sẻ thông tin để các DN có thêm thông tin trong việc ra quyết định. Chính thông tin về khả năng cung ứng sẽ giúp định hướng chuyển dần nhu cầu vận tải sang các kênh chi phí thấp hơn cho DN”, ông Hiệp nói.

Một số chuyên gia cho rằng, trong lĩnh vực dệt may nói riêng hay hầu hết ngành hàng XK khác nói chung, muốn góp phần giảm chi phí logistics, trên cơ sở đó giảm chi phí cho DN thì bản thân DN XK và các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Ví dụ, hiện nay, thực tế dù là hàng container nhưng các công ty XK vẫn sử dụng các điều kiện thương mại truyền thống như FOB (80,49%) và CIF (78,05%) là chính. Trong trường hợp này, các công ty logistics cần chú ý hỗ trợ, tư vấn DN XK nên sử dụng các điều kiện thương mại phù hợp với hàng container như FCA, DDP, CIP, DAP, DAT để giảm trách nhiệm cũng như các chi phí không cần thiết.

80% thị phần logistics trong tay doanh nghiệp ngoại

Cho rằng ngành kinh tế này có vai trò hết sức quan trọng nhưng chưa nhận được sự quan tâm để đóng góp tương xứng cho sự phát triển của đất nước, đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) đề nghị cần có giải pháp để thúc đẩy phát triển thị trường logistics.

Theo đại biểu, ở nước ta logistics được xem là một ngành siêu lợi nhuận nhưng bị bỏ ngỏ, khoảng 80% thị phần trong tay các doanh nghiệp logistics nước ngoài. Đại biểu Nguyễn Quốc Bình kiến nghị Chính phủ cần xác định lại, xem logistics là một ngành kinh tế dịch vụ mũi nhọn trọng điểm, theo đó cần thay đổi quan điểm về quản lý và phát triển logistics thể hiện trong hai nội dung chính. Đó là, Chính phủ cần quản lý tập trung về logistics, có thể thông qua Ủy ban Quốc gia về logistics như một số các quốc gia khác đã làm. Thứ hai, cần quan niệm logistics là bài toán vĩ mô, không phải nhiệm vụ riêng của từng địa phương.

Các giải pháp khác được đại biểu đoàn Hà Nội đề cập là: Gấp rút xác định vị trí xây dựng cảng trực tuyến quốc gia, đón tàu đi thẳng đến thị trường quốc tế, không qua trung chuyển; nhanh chóng xây dựng phát triển đội tàu viễn dương, giành lại thị trường vận tải biển đang nằm trong tay các công ty nước ngoài; xây dựng nhanh trục đường sắt 2 chiều Bắc - Nam làm xương sống cho hệ thống logistics nội địa...

T.Bình

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Các khách hàng có hóa đơn tiền điện tăng đột biến: EVN sẽ phúc tra toàn bộ
  • Pope Francis, Brazilian leaders send condolences on President’s passing
  • Vietnam, Japan agree to advance extensive strategic partnership
  • 12th PCC to open eighth session
  • Những chính sách quan trọng có hiệu lực vào đầu năm 2020
  • Vice President active at 2nd Eurasian Women’s Forum
  • Vietnamese NA Chairwoman pays official visit to Turkey
  • Acting President receives Belarusian Senate Chairman
推荐内容
  • Bộ trưởng Bộ KH&CN trả lời chất vấn về kiểm soát phế liệu, nguồn phóng xạ Bộ
  • Việt Nam pays attention to institutionalising gender equality: Vice President
  • Vietnamese, Turkish top legislators hold talks
  • Acting President receives Belarusian Senate Chairman
  • Công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên liên tục
  • Party Central Committee issues announcement on 8th plenum