【thứ hạng của spartak moscow】Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thuyết phục
Đây là một vấn đề được nêu ra trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế (UBKT) về tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và kế hoạch năm 2015,ăngtrưởngkinhtếvẫnchưathuyếtphụthứ hạng của spartak moscow trình bày tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 9/10.
70% DN đang hoạt động không có lãi
Đánh giá chung tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, báo cáo thẩm tra cho rằng, trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Chính phủ đã nỗ lực chỉ đạo, điều hành, kinh tế nước ta cơ bản thực hiện đạt mục tiêu tổng quát năm 2014 theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập chưa có xu hướng thay đổi tích cực. Giá, số lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm, du lịch bị ảnh hưởng. Cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) rất khó khăn. Số DN phá sản, giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn (9 tháng đầu năm 2014, số DN thành lập mới là 52.525, số DN giải thể, phá sản là 51.244, số DN tạm dừng hoạt động là 18.873).
Một hiện tượng đáng lo là đã có một số DN quy mô trung bình và lớn dù đã cầm cự được trong mấy năm qua, nhưng đến nay vẫn phải ngừng hoạt động, giải thể, tác động tiêu cực hơn tới việc làm, thu NSNN, nợ xấu ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng tội phạm kinh tế.
Có 213.000 DN kê khai lỗ không phát sinh thuế TNDN, chiếm 68,6% tổng số DN nộp tờ khai. Số nợ thuế khó thu tăng 7,3% so với cuối năm 2013. Một số ngành có đóng góp lớn cho NSNN như khí thiên nhiên, bia, xi măng có sản lượng sản xuất tăng trưởng thấp, thậm chí giảm như than, khí hóa lỏng, xe máy... Chỉ số hàng tồn kho tăng 13,4%, cao hơn so với 2013.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp UBTVQH. Ảnh: TTXVN |
Xử lý nợ xấu mới đạt 17% kế hoạch
Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu của ngân hàng hiệu quả thấp, số nợ xấu được xử lý chỉ đạt 17% so với kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trở lại.
Tỷ lệ thất nghiệp chung theo báo cáo là giảm, nhưng thực chất là do lao động ở khu vực chính thức đã phải chuyển sang làm việc trong khu vực phi chính thức, nhiều lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp và thiếu ổn định. Năng suất lao động xã hội thấp và có xu hướng tăng chậm lại.
Theo báo cáo của Chính phủ thì năm 2014 tổng mức đầu tư toàn xã hội là 30,1%, kế hoạch năm 2015 là 27,7% và dự báo 5 năm là 30,1% so với kế hoạch 5 năm thì đạt mức thấp, phản ánh môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn, chưa tạo được niềm tin cho nhà đầu tư.
Xuất siêu lớn vẫn là các hàng hóa gia công, lắp ráp của khối các DN FDI với máy móc, thiết bị, trình độ khoa học công nghệ tương đối thấp và trung bình, giá trị gia tăng tạo ra không cao, những tác động đến xã hội, môi trường còn chưa được đánh giá đầy đủ.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cũng nêu vấn đề về mối quan hệ giữa các chỉ tiêu như tại sao tổng mức đầu tư toàn xã hội giảm, DN phá sản, giải thể, ngừng hoạt động mấy năm nay rất lớn mà tăng trưởng vẫn tăng cao hơn các năm trước trong khi tăng trưởng kinh tế còn dựa vào vốn đầu tư. Một số ý kiến cho rằng, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế GDP quý III tăng 6,19% là chưa thuyết phục, vì chưa làm rõ được nguồn lực nào tạo tăng trưởng đột biến trong quý III làm cho 9 tháng đạt 5,62% (tăng trưởng quý I là 5,09%; quý II là 5,42%).
Mục tiêu 2015: Đề nghị tập trung gỡ khó khăn cho DN
Về mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2015, đa số ý kiến đề nghị thời gian tới không nên quá nhấn mạnh mục tiêu “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô” bởi đây là công việc thường xuyên, mà cần tập trung “tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh cho DN và người dân”.
Đánh giá các chỉ tiêu cụ thể cho năm tới, một số ý kiến cho rằng dự kiến tăng trưởng GDP khoảng 6,2%, trong khi chỉ tiêu tăng tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội 27,7% GDP là khó khả thi. Chỉ tiêu nhập siêu 5% so với kim ngạch xuất khẩu, tương đương 8 tỷ USD là chưa thuyết phục vì các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng năm 2015 chưa có xu hướng cải thiện nhiều so với năm 2014.
Về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), các ý kiến cho rằng nên theo Nghị quyết 5 năm của Quốc hội khoảng 5% - 7%. Mức bội chi ngân sách được đề nghị bao gồm cả trái phiếu Chính phủ để thực tế hơn và phấn đấu khoảng 6% GDP. /.
Hoàng Yến
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA
- ·Vận động các loại quỹ an sinh xã hội được hơn 112 tỉ đồng
- ·Giá khóm Cầu Đúc giảm 2.000
- ·Sạt lở đất làm ảnh hưởng nhà ở của 4 hộ dân
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 306 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới
- ·Ban Pháp chế HĐND tỉnh khảo sát kết quả thực hiện Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh tại xã Vĩnh Đại
- ·Trên 14,5 tỉ đồng thực hiện Tháng nhân đạo
- ·Tổng cục trưởng Quản lý thị trường chỉ rõ 'điểm yếu' khi tham gia EVFTA
- ·Hôm nay, Quốc hội thảo luận về Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi
- ·Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường đăng đàn trả lời chất vấn QH
- ·Cần ổn định chức danh, số lượng và chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách
- ·Thị xã Long Mỹ: Thi đua trong công tác bầu cử trưởng ấp, khu vực
- ·Lấy ý kiến 2 dự thảo luật
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tăng cường hợp tác nội khối, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng ASEAN
- ·Tập huấn nâng cao năng lực nhận thức về kinh tế tập thể, HTX
- ·Tân Hưng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023
- ·Triển khai các giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản
- ·Hy hữu, tai nạn trước nhà nhưng không ai nhận ra
- ·Long An có 4 đại biểu được biểu dương Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc