会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【hearts đấu với rangers】Cô giáo đi làm nhà báo: Nghề chọn người!

【hearts đấu với rangers】Cô giáo đi làm nhà báo: Nghề chọn người

时间:2024-12-23 13:51:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:341次

Lời toà soạn:Nhà báo Chu Hồng Vân,ôgiáođilàmnhàbáoNghềchọnngườhearts đấu với rangers bút danh là Vĩnh Hà, công tác tại báo Tuổi Trẻ là cây bút quen thuộc viết về giáo dục. Chị còn được biết đến ở vai trò biên kịch, tác giả của nhiều bộ phim truyền hình phát ở "khung giờ vàng" của Đài Truyền hình Việt Nam; từng có nhiều giải thưởng như biên kịch xuất sắc nhất, Huy chương Vàng Liên hoan phim truyền hình... Ngoài ra, chị còn là tác giả của một số cuốn sách cho phụ huynh, học sinh.

Trải qua gần 30 năm làm nghề, chi nhận thấy:Có lúc mình đã làm đủ mọi việc, thì mình cũng chỉ duy nhất khẳng định mình làm nghề báo. Nếu một nghề được xác định bằng một vị trí công việc cụ thể, có trả lương để trang trải cuộc sống thì nghề báo với mình còn cộng thêm vào đó trách nhiệm xã hội. Và cũng vì thế, giá trị trở lại với người làm nghề này không chỉ có lương mà có cả những thứ phi vật chất khác.

Dưới đây là những chia sẻ của chị được đăng trên trang Facebook cá nhân, nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6.

 

{ keywords}

Nhà báo Chu Hồng Vân (bút danh Vĩnh Hà)

Ngày bé mình mơ ước trở thành nhà văn.

Cái thị trấn nhỏ mình sống ngày ấy chỉ có một hiệu sách là căn nhà cấp 4 chừng 30-40 mét vuông gì đó.

Mỗi tháng chừng 2 lần, xe chở sách ở thành phố về mang sách mới cho hiệu sách đó. Mình phải tiết kiệm tiền mẹ cho và mỗi khi có sách mới, mình ngồi chờ ở cửa xem họ mở thùng xe, khuân sách xuống với sự háo hức, hồi hộp.

Rồi khi những cuốn sách đầu tiên bày lên giá, mình là người mua đầu tiên. Thật sung sướng khi cầm những cuốn sách thơm mùi giấy mới.

Không có mạng internet, không có nhiều cửa hàng sách, phố sách, siêu thị sách như bây giờ, "thế giới" mình muốn biết chỉ gói gọn ở hiệu sách ấy.
Mình đọc ngấu nghiến, rồi đọc dè sẻn những cuốn sách mua về, mượn được, xin được.

Và mơ ước nhen nhóm khi đó là "sẽ trở thành nhà văn" để viết ra những cuốn sách.

{ keywords}
Nhà báo Vĩnh Hà

Ước mơ viển vông thế vì mình không hiểu rằng để trở thành nhà văn phải có nhiều tố chất, không phải cứ muốn là thành.

Cũng có lúc mình ước mình đủ giỏi giang và mạnh mẽ làm nghề săn bắt cướp. Đấy là thời gian đọc nhiều truyện về các chú công an điều tra vụ án, về đội săn bắt cướp...hehe.

Nhưng mình lại đăng ký học một nghề khác và thực sự bước vào một nghề khác nữa.

Ngày nay, các chuyên gia hướng nghiệp làm việc với mình hay nói hãy khuyên các bạn trẻ chọn nghề theo đam mê. Nhưng thế nào là đam mê và thế nào là đam mê có thể theo đuổi được? Câu hỏi ít người ở lứa tuổi 17,18 trả lời được thấu đáo.

Có người nỗ lực theo đuổi nghề mình thích (đam mê) từ khi còn trẻ, nhưng có những đam mê cứ thế theo gió cuốn đi. Chỉ còn là ký ức đẹp đẽ của một thời thơ ấu.

Học xong cuối cấp trung học, mình lại đăng ký vào trường sư phạm. Bố khi đó nói nhà đông anh em nhưng chưa có ai theo nghề của bố. Vậy thì mình học nghề của bố.

Bốn năm ở trường sư phạm, nhiều bạn đã tỏ ra ân hận, chán nản vì không thấy yêu nghề gì cả. Có bạn nói học thế thôi, sau này chẳng biết có theo nghề không. Mình không ý kiến gì, vì khi đó mình nghĩ đơn giản cái gì mình chọn, mình sẽ theo.

Ra trường 1 năm, lang thang không xin được việc, mình nghĩ trong lúc chờ đợi, mình cần một việc gì đó để làm vì "20 tuổi, không thể ăn bám bố mẹ mãi được". Và mình nghĩ đến một nơi.

Đó là một tòa báo. Thời sinh viên, ngày nào mình cũng đi học qua quãng đường có tòa báo đó. Không hiểu sao, có bao nhiêu biển tên các công ty, cơ quan, trường học, mình lại chỉ để ý đến biển tên tòa báo đó, tò mò không hiểu người ta làm báo thế nào, quy trình ra một tờ báo ra sao.

Có lẽ vì thế mà khi cần "một công việc tạm thời" trong lúc chờ xin đi dạy học, mình đã đến tòa báo đó.

Lần đầu, khi mình mang một bài báo viết tay đến, cơ quan báo đó mất điện nên anh trưởng ban mang bản thảo biên tập ra bàn của bảo vệ cơ quan ngồi làm. Chính vì thế, thay vì phải gặp bảo vệ, rồi lòng vòng nhiều người, mình lại gặp trực tiếp anh trưởng ban biên tập.

Câu đầu tiên anh hỏi khi đọc bài viết của mình là "Em viết hay nhờ ai viết hộ?", thấy mình ngẩn ra, anh cười nói "Vì có nhiều sinh viên thực tập gửi bản thảo tốt nhưng sau đó mới biết có người viết giúp nên anh hỏi thôi".

Màn nắn gân xong, anh khích lệ mình cộng tác. Anh đó cũng là người duy nhất trong nghề báo dạy mình viết phóng sự thì nên xử lý thế nào, thế nào là title báo, là sapo, khi đi tác nghiệp cần chú ý gì. Rồi "đừng lấy quá nhiều bút danh, mà hãy dùng 1 cái tên thôi nhưng là cái tên sau này độc giả nhớ đến".

Không được học báo chí bài bản, mình chỉ học qua thực tế công việc làm nghề. Mỗi khi bài viết được biên tập, mình xem lại rất kỹ những chỗ biên tập viên gạch, xóa, ghi chú để rút kinh nghiệm. Nghe đồng nghiệp lớn tuổi trao đổi, trò chuyện, thậm chí là chuyện phiếm cũng là cách để học.

Rồi không phải công việc tạm thời nữa, mình bước vào nghề báo, đúng kiểu "ra đường va phải nghề". Mình không chọn nghề mà nghề chọn mình.

Đối với mình, bất kể công việc gì, thậm chí là nấu ăn, làm nước ép, hay dọn nhà, lập kế hoạch học tập với con, đến công việc nghề nghiệp, đều đặt vào đó tâm huyết. Nhưng có lẽ có 2 từ trở thành nguyên tắc cho đến bây giờ, đó là "trách nhiệm".

Bởi thế, đã quyết định lựa chọn sẽ đi đến cùng, còn một ngày làm việc sẽ làm như thể đó là ngày đầu.

Dĩ nhiên hàng chục năm, có những điểm rơi, có những chán nản, có những sai lầm, nhưng cơ bản mình giữ nguyên tắc đó.

Thỉnh thoảng nghĩ, liệu mình có chọn đúng không? Nếu ngày đó mình xin được việc trở thành một nhà giáo, mình có thể làm tốt như bạn bè mình bây giờ không? Con đường nào đúng hơn, phù hợp hơn?

Câu trả lời của mình vẫn là nghề báo. Chọn một nghề mà mình đam mê, vừa nuôi sống bản thân và gia đình, lại vừa có ý nghĩa - đó là hạnh phúc.

Nhưng nghề báo không phải lựa chọn từ đầu, cũng chẳng phải đam mê từ thời học sinh. Mình không biết gì về nó cho tới khi bước chân vào.

Những va đập trong thực tế làm nghề mới khiến mình hiểu dần và gắn bó. Đam mê không tự dưng sinh ra, mà cần trải nghiệm.

Nghề báo là một nghề có nhiều thú vị và cũng nhiều cám dỗ, phải vượt qua nhiều khó khăn, thậm chí đôi khi để ưu tiên công việc, phải từ bỏ những điều thiết thực với bản thân mình.

Nhiều người đang nhìn các nhà báo "có vẻ oai", nhiều người vừa sợ, vừa ghét nhà báo. Nhiều người khác tưởng làm báo thì giàu lắm, được chào đón, cung phụng.

Khi xã hội còn nhiều thứ không minh bạch, nghề được xem là quyền lực thứ tư sẽ dễ khiến xã hội nhìn nhận như trên. Nó có phần đúng và không đúng.
Nhưng để nhìn nhận chính xác về nghề thì phải xem những nhà báo dầm mình trong mưa bão, lũ, đi vào tâm dịch, bất kể ngày, đêm, bất kể ngày tết, lễ vẫn lao ra đường khi có việc.

Những người đôi khi phải ngồi bệt dưới sàn 1 hội nghị nào đó để vừa dự họp vừa "bắt sóng wifi" kip gửi tin cho tòa soạn, phải dừng xe giữa đường đông nghịt người để làm tin ngay trên vỉa hè, vì đường tắc quá không chạy được về cơ quan hay về nhà.

Nghề báo khiến những người thực sự ý thức về trách nhiệm nhiều khi phải trăn trở, mất ngủ vì môt bản tin, vì những nỗ lực tìm cách đưa được một vấn đề khó khăn nào đó lên báo.

Cũng đôi khi đầy hối hận khi đã bỏ sót một vấn đề, đã đánh giá sai một sự việc và vô tình tác động tiêu cực đến ai đó, việc nào đó.

Một nghề có rất nhiều cảm xúc khác nhau. Và đôi khi gặp một "người tốt, việc tốt", thấy hân hoan như vừa được ông già noel tặng quà, chỉ vì được truyền cảm hứng tích cực.

Nhiều chị em vẫn đùa rằng được chồng tuyên bố "có kiếp sau sẽ không lấy vợ làm báo", vì họ phải hy sinh nhiều thứ, chấp nhận nhiều thứ khi công việc của vợ thật bất thình lình, chả có giờ giấc gì.

Như mình, có những hôm thức trắng chỉ để "canh điểm thi". Có những lần cả nhà đi tắm biển, mặc đồ bơi rồi mà cứ ngồi trên bờ canh điểm chuẩn, chồng con tắm xong, lên thay đồ xong mình vẫn chưa xong.

Thực ra, mỗi người làm báo có một cách khác nhau để hoàn thành công việc và cân bằng cuộc sống. Mỗi người cũng sẽ có những nguyên tắc hành xử khác nhau. Nhưng điểm chung là luôn phải tìm cách khắc phục và cân bằng.

Cho đến bây giờ, khi có lúc mình đã làm đủ mọi việc, thì mình cũng chỉ duy nhất khẳng định mình làm nghề báo.

Nếu một nghề được xác định bằng một vị trí công việc cụ thể, có trả lương để trang trải cuộc sống thì nghề báo với mình còn cộng thêm vào đó trách nhiệm xã hội. Và cũng vì thế, giá trị trở lại với người làm nghề này không chỉ có lương mà có cả những thứ phi vật chất khác.

Vĩnh Hà 

Báo chí và mạng xã hội, sống chung hay đối đầu?

Báo chí và mạng xã hội, sống chung hay đối đầu?

Nhân ngày báo chí 21/6, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS toán học Nguyễn Ngọc Chu, người mà bài viết trên tài khoản facebook cá nhân hiếm khi dưới 1.000 like.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Thể lệ cuộc thi ảnh “Tết Việt 2013' trên báo DNSG
  • Soi kèo phạt góc Hammarby vs Kalmar FF, 20h ngày 16/7
  • Chuyên gia: Không nên mua bán khi giá vàng biến động khó lường
  • Soi kèo phạt góc Tobol Kostanai vs Honka, 22h ngày 13/7
  • Thương cảnh người con dang dở việc học nuôi mẹ bại liệt
  • Soi kèo phạt góc VPS Vaasa vs AC Oulu, 21h00 ngày 15/7
  • Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam
  • Tuần Du lịch
推荐内容
  • Cái gạch ngang
  • Doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam
  • Soi kèo phạt góc FC Nurnberg vs Arsenal, 0h ngày 14/7
  • Soi kèo phạt góc Mikkelin Palloilijat vs JaPS, 22h30 ngày 14/7
  • Nghỉ dưỡng thai sản mà lại bị trừ lương?
  • Soi kèo phạt góc Turun Palloseura vs Jaro, 22h30 ngày 14/7