【dự đoán tỷ số inter milan】Chính sách tài chính – tiền tệ: Động lực quan trọng cho tăng trưởng cuối năm
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học: Chính sách tài chính – tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2017 do Học viện Chính sách và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức vào ngày 14/7 tại Hà Nội.
Nhận định về đóng góp của chính sách tài chính – tiền tệ (lạm phát,ínhsáchtàichính–tiềntệĐộnglựcquantrọngchotăngtrưởngcuốinădự đoán tỷ số inter milan cung tiền, tỷ giá, lãi suất, thu chi ngân sách…) trong 6 tháng đầu năm, báo cáo của nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách và phát triển cho biết, tốc độ tăng trưởng 2 quý đầu năm cao hơn nhiều so với lạm phát, phần nào phản ánh chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
Vì thế, TS. Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2017, nên kiểm soát lạm phát ở mức 4%, không nên thấp hơn. Hơn nữa, vị này cũng đề nghị nên tiếp tục nghiên cứu để lựa chọn cách tính CPI phù hợp làm mục tiêu điều hành.
Về cung tiền, báo cáo của nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách và phát triển cho hay, 6 tháng đầu năm, cung tiền mới ở mức gần 5,69%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu cả năm 16-18%. Vì thế, TS. Nguyễn Thạc Hoát đề xuất cần tăng cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng thận trọng lựa chọn các kênh tăng cung tiền phù hợp và ở mức hợp lý để ổn định và kiểm soát lạm phát.
Nhận xét thêm về vấn đề này, theo PGS.TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và phát triển, chính sách tiền tệ trong thời gian qua về cơ bản đã được cơ quan quản lý điều hành theo cơ chế thị trường nên tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, lãi suất còn giảm nữa hay không phù thuộc nhiều vào kỳ vọng lạm phát; tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam có tăng nhưng không hỗ trợ nhiều đến tăng trưởng do đặc điểm của cơ cấu XNK tại Việt Nam.
“Nếu như các quốc gia khác, khi đồng nội tệ mất giá, họ sẽ kích thích tăng trưởng thông qua gia tăng XK. Nhưng tại Việt Nam, tỷ giá tăng sẽ làm gia tăng lạm phát, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế”, PGS.TS. Đào Văn Hùng cho biết thêm.
Đặc biệt, mặc dù nhấn mạnh về tác động tích cực của tăng trưởng tín dụng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng theo TS. Nguyễn Thạc Hoát, kỳ vọng này sẽ bị hạn chế do độ trễ của tăng trưởng tín dụng đến GDP khoảng 1 năm, nên sẽ tạo đà cho tăng trưởng của năm 2018. Tuy nhiên, TS. Hoát cảnh báo, tăng trưởng tín dụng cao phải luôn đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng để hạn chế tác động tiêu cực.
Đồng quan điểm, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, trong vài năm trở lại đây, tín dụng tăng cao hơn huy động vốn nhưng thanh khoản ngân hàng vẫn giữ được ổn định. Điều này là do giải ngân vốn đầu tư công chậm, vì thế lượng tiền tồn kho được gửi sang hệ thống ngân hàng thương mại để hỗ trợ thanh khoản.
Về chính sách tài khóa, TS. Cấn Văn Lực cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt thực thi chính sách tài khóa và thắt chặt để giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và nợ công; thị trường trái phiếu Chính phủ diễn biến sôi động, phát triển cả về chiều rộng và chiếu sâu; lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm giúp tiết giảm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước.
Có thể thấy, những kết quả đạt được đều rất tích cực, nhưng các chuyên gia đều nhận định, để đạt được tăng trưởng kinh tế như mục tiêu đề ra, bên cạnh các giải pháp dài hạn như cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân… trước mắt, cần tập trung vào các giải pháp thuộc về chính sách tài chính – tiền tệ.
Theo đó, TS. Cấn Văn Lực đề nghị, trong ngắn hạn, cần xử lý triệt để vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư nhưng phải trong tầm kiểm soát; đẩy mạnh tiết giảm chi thường xuyên, chính thức đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động.
“Chính sách tiền tệ đang phải thực hiện “đa mục tiêu” về kiểm soát lạm phát, cung cấp các gói tín dụng hỗ trợ tăng trưởng… nên cần sự phối hợp nhịp nhàng, “phân vai” phù hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tăng hiệu quả thực hiện các mục tiêu tăng trưởng. Điều này sẽ giúp đảm bảo mặt bằng lãi suất giảm, kiểm soát mặt bằng giá cả…”, TS. Cấn Văn Lực nêu rõ.
Ngoài ra, các chuyên gia tại hội thảo còn kiến nghị cần có giải pháp để tái cấu trúc mạnh mẽ thị trường tài chính, thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu DN, nâng hạng thị trường chứng khoán để giảm bớt áp lực vốn (nhất là vốn trung dài hạn) cho hệ thống ngân hàng. Vì thế, các cơ quan nhà nước cần nâng cao hiệu quả điều hành và đặc biệt là nâng cao trách nhiệm cá nhân để các biện pháp, chỉ đạo được thực thi hiệu quả hơn.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?